Giá dầu WTI tăng phiên thứ ba liên tiếp
Trong phiên giao dịch ngày 4/3, giá dầu tăng tại thị trường châu Á.
Giá dầu mỏ châu A ngày 4/3 tăng. Ảnh: AP/TTXVN
Hy vọng các nhà sản xuất dầu chủ chốt sẽ đồng thuận hướng tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng sâu hơn dầu nhằm bù đắp sự sụt giảm mạnh mẽ nhu cầu năng lượng do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã giúp thị trường đi lên phiên này.
Video đang HOT
Chiều phiên giao dịch này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu WTI giao kỳ hạn tăng 27 xu Mỹ (0,57%), lên 47,45 USD/thùng, ghi dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng tiến 20 xu Mỹ (0,39%), lên 52,06 USD/thùng, sau khi chứng kiến mức giảm 4 xu Mỹ trong phiên trước đó.
Ủy ban cố vấn kỹ thuật chung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC đề xuất tổ chức này nên cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy Nga và Saudi Arabia, hai nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thuộc OPEC đang tiến gần tới một thỏa thuận nhằm vực dậy giá dầu vốn đã sa sút do ảnh hưởng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. OPEC đã có một thỏa thuận cắt giảm sản lượng 2,1 triệu thùng/ngày từ ngày 1/1/2020, bao gồm cả lượng dầu mỏ cắt giảm tự nguyện của Saudi Arabia.
Giá hai loại dầu chủ chốt này đã giảm khoảng 27% so với mức đỉnh xác lập hồi tháng 1/2020. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết, đề xuất cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày của OPEC vẫn còn ít hơn nhiều mức giảm dự kiến của nhu cầu dầu mỏ trong nửa đầu năm nay là 2,1 triệu thùng/ngày.
Morgan Stanley ngày 3/3 cũng đã cắt giảm dự báo giá dầu Brent trong quý II/2020 xuống còn 55 USD/thùng và giá dầu WTI xuống 50 USD/thùng với nhận định rằng tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2020 của Trung Quốc sẽ gần bằng 0 và nhu cầu ở các khu vực khác có thể cũng suy yếu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trong khi đó, động thái cắt giảm lãi suất mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dường như chỉ có tác động hỗ trợ hạn chế đối với giá dầu thô trước thềm các cuộc họp của OPEC và OPEC vào ngày 5-6/3./.
Minh Trang (Theo Reuters)
Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều sau động thái hạ lãi suất của Fed
Chốt phiên 3/3, giá dầu WTI giao tháng Tư tăng 0,43 USD, lên 47,18 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng Năm giảm 0,04 USD, xuống 51,86 USD/thùng.
Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều sau động thái hạ lãi suất của Fed. Ảnh minh họa: TTXVN
Chốt phiên giao dịch 3/3, giá dầu thế giới diễn biến trái chiều sau động thái hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá dầu West Texas Intermediate (WTI) giao tháng Tư tăng 0,43 USD, lên 47,18 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng Năm giảm 0,04 USD, xuống 51,86 USD/thùng tại Sàn London ICE Futures.
Ngày 3/3, Fed thông báo hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm xuống biên độ 1-1,25% nhằm ứng phó tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế đang tăng trưởng của nước này. Đây là mức giảm lãi suất lớn nhất của Fed kể từ năm 2008. Tuyên bố của Fed nêu rõ dịch COVID-19 đặt ra các nguy cơ ngày càng lớn đối với hoạt động kinh tế và Fed đang giám sát chặt chẽ các diễn biến và tác động của dịch đối với triển vọng kinh tế Mỹ.
Giá dầu đã tăng mạnh trong phiên 2/3, nhờ hy vọng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác cắt giảm sản lượng mạnh hơn./.
Lê Minh
Theo THX
Giá xăng dầu hôm nay 3/3 Kỳ vọng OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng và các ngân hàng Trung ương cắt giảm lãi suất nhằm kích cầu kinh tế đã hỗ trợ giá xăng dầu hôm nay tăng mạnh Ảnh minh hoạ Theo ghi nhận của Petrotimes, tính đến đầu giờ sáng ngày 3/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt...