Giá dầu WTI giảm 0,3%, dầu Brent tăng 1% trong tuần qua
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 10/7 nhờ những kết quả khả quan trong việc điều trị COVID-19, nhưng tính chung cả tuần, giá dầu của Mỹ giảm so với tuần giao dịch trước đó khi báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo nhu cầu sẽ yếu hơn do đại dịch COVID-19 kéo dài, dù những tác động tồi tệ nhất đến các nền kinh tế đã giảm bớt.
Quang cảnh nhà máy lọc dầu của Công ty dầu mỏ PEMEX ở Tula, bang Hidalgo, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhìn chung, giá dầu thô tuần qua trải qua nhiều biến động. Mở đầu tuần giao dịch vừa qua, giá dầu WTI giao tháng Tám của Mỹ phiên 6/7, giảm 2 xu, chốt phiên ở mức 40,63 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng Chín giảm 4 xu, xuống 43,1 USD/thùng, khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá tác động của đại dịch COVID-19.
Giá dầu tiếp tục giảm nhẹ trong phiên 7/7 khi số ca mắc COVID-19 tăng vọt tiếp tục gây lo ngại nhu cầu dầu thô sẽ yếu hơn. Giá dầu WTI giao tháng Tám giảm 1 xu Mỹ, chốt phiên ở mức 40,62 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng Chín giảm 2 xu Mỹ, xuống 43,08 USD/thùng.
Bước sang phiên 8/7, giá dầu đi lên khi tiêu thụ xăng dầu của Mỹ có dấu hiệu phục hồi, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi lượng dự trữ dầu của Mỹ tăng và số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trên toàn cầu. Đóng cửa phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 21 xu Mỹ lên 43,29 USD/thùng, còn giá dầu WTI tăng 28 xu Mỹ lên 40,90 USD/thùng.
Theo Dow Jones Market Data, khép lại phiên 10/7, giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao tháng Tám tăng 93 xu, khoảng 2,4%, lên 40,55 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, sau khi giảm 3,1% trong phiên trước xuống mức thấp nhất kể từ ngày 30/6 là 39,62 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng Chín chốt phiên 10/7 tăng 89 xu, hay 2,1%, lên 43,24 USD/thùng tại Sàn ICE Futures Europe, sau khi giảm 2,2% trong phiên trước xuống mức thấp nhất kể từ ngày 1/7 là 42,35 USD/thùng.
Video đang HOT
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 0,3%, trong khi giá dầu Brent tăng 1%.
Nhà kinh tế toàn cầu của The Economist Intelligence Unit, Cailin Birch, cho rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu đang ở tình trạng ngưng trệ, với giá dầu Brent ổn định ở mức khoảng 40 USD/thùng trong phần lớn tháng Sáu và đầu tháng Bảy, khi các nhà sản xuất lớn điều chỉnh sản lượng theo tốc độ phục hồi còn yếu của kinh tế toàn cầu. Theo bà, tăng trưởng nhu cầu sẽ phải mạnh hơn để làm thay đổi động lực của thị trường và thúc đẩy tăng trưởng giá dầu trong dài hạn, nhưng điều này phải chờ đến khi vắc-xin COVID-19 được cung cấp rộng rãi, một triển vọng được cho là phải đến cuối năm 2021.
Tuy nhiên, ông Tyler Richey, người đồng biên tập của chuyên trang nghiên cứu Sevens Report Research, nhận định giá dầu đã nhận được động lực sau khi Gilead Sciences Inc. GILD cho biết, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc remdesivir điều trị COVID-19 được công ty này phát triển đã làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 là 62%.
Kết quả khả quan trên cũng hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ. Ông Richey cho rằng, giá dầu có sự liên quan mật thiết với thị trường chứng khoán trong tuần qua, khi sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục làm giảm những hy vọng về sự phục hồi nhanh của kinh tế toàn cầu.
Trong một báo cáo tháng, IEA đã nâng dự báo nhu cầu dầu thô hàng năm lên 92,1 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng so với dự báo đưa ra vào tháng trước, khi mức giảm của nền kinh tế trong quý II thấp hơn dự kiến, nhờ các biện pháp phong tỏa được nới lỏng ở nhiều nước. Dù vậy, cơ quan này nhận định sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 có thể tác động đến nhu cầu sắp tới. Theo IEA, số ca nhiễm tăng ở một số nước cho thấy đại dịch vẫn chưa được kiểm soát và triển vọng thị trường gần như chắc chắn là theo hướng đi xuống.
Mỹ có thêm 63.000 ca nhiễm mới trong ngày 9/7, mức kỷ lục theo ngày, khi số ca nhiễm và số ca nhập viện tại California và Texas tăng.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi việc khởi động trở lại mỏ dầu Messla và nhà máy lọc dầu Sarir ở Libya sau thời gian đóng cửa kể từ tháng Một do bất ổn ở nước này.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư năng lượng tin tưởng vào khả năng phục hồi của giá dầu từ các mức thấp hồi tháng Tư, dù giá vẫn duy trì ở mức khoảng 40 USD/thùng.
Giá dầu tăng được gần gấp đôi trong quý 2 lịch sử của thị trường năng lượng thế giới
Chắc chắn các nhà đầu tư năng lượng sẽ không bao giờ có thể quên được quý 2/2020, trong quý này đã có lúc giá dầu rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, chuyên gia nhận định.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu giao hợp đồng tương lai giảm khi mà những nỗi lo liên quan đến Covid-19 át đi thông tin lạc quan về ngành sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc.
Dù rằng phục hồi mạnh trong quý 2/2020, tính chung nửa đầu năm 2020, giá dầu tại Mỹ vẫn sụt 36%.
Đồng biên tập viên tại Sevens Report Research, ông Tyler Richey, nhận xét: "Chắc chắn các nhà đầu tư năng lượng sẽ không bao giờ có thể quên được quý 2/2020, trong quý này đã có lúc giá dầu rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử. Điều này có nguyên nhân từ những khó khăn trong hoạt động vận chuyển dầu, ngoài ra là vấn đề thiếu chỗ chứa dầu tại Mỹ".
Vào ngày 20/4/2020, giá dầu WTI hợp đồng tương lai giảm 306% xuống mức âm 37,63USD/thùng.
Ông Richey nói với MarketWatch: "Từ đó đến nay, giá dầu đã phục hồi, giá dầu ở mức đóng cửa phiên của quý 2/2020 tăng gần 100% so với mức đóng cửa phiên của quý 1/2020 khi mà nhu cầu tiêu dùng phục hồi mạnh, ngoài ra nhiều công ty sản xuất dầu lớn của thế giới cắt giảm sản lượng".
Đóng cửa phiên ngày thứ Ba, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tháng 8/2020 giảm 43 cent tương đương 1,1% xuống 39,27USD/thùng trên sàn New York.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu tính theo hợp đồng gần nhất giảm gần 36%, theo Dow Jones Market Data. Tính cả quý, giá dầu tăng gần 92%.
Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 8/2020 giảm 56 cent tương đương 1,3% xuống 41,15USD/thùng. Giá dầu Brent hợp đồng gần nhất giảm gần 38% tính từ đầu năm 2020 đến nay tuy nhiên tăng được gần 81% trong quý 2/2020.
Phiên hôm qua là phiên giao dịch cuối cùng của giá dầu giao hợp đồng tương lai tháng 8/2020. Giá dầu giao hợp đồng tương lai tháng 9/2020 giảm 58 cent tương đương 1,4% xuống 41,27USD/thùng.
Giá dầu tuần này liệu có thể trở lại mức 40 USD/thùng? Việc giá dầu có thể sớm quay trở lại mức 40 USD/thùng sẽ không hề đơn giản trong bối cảnh lượng tồn kho của Mỹ tăng cao kỷ lục và lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai tại nước này. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (12/6), giá dầu WTI giao dịch ở ngưỡng 36,48 USD/thùng, trong khi...