Giá dầu và chứng khoán châu Á giảm sâu trong phiên giao dịch sáng 30/3
Chỉ số chứng khoán Tokyo giảm hơn 3% khi mở cửa phiên giao dịch sáng 30/3 trong bối cảnh bất ổn do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục phủ bóng đen lên thị trường.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/3/2020. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Lúc 9h15 giờ địa phương, chỉ số Nikkei-225 đã “bốc hơi” 3,23% so với phiên giao dịch ngày 27/3, xuống còn 18.762,19 điểm. Chỉ số Topix mất 3,23% xuống còn 1.412,36 điểm.
Trong khi đó, giá đồng yen so với đồng USD tăng mạnh so với tuần trước do các ngân hàng trung ương “bơm” USD nhằm tăng thanh khoản. Tỷ giá giữa đồng yen và đồng USD giao dịch lúc 9h ở mức 107,46-47 yen đổi 1 USD, so với 107,94-108,04 yen đổi 1 USD trên sàn giao dịch New York và 108.90-92 trên sàn giao dịch Tokyo lúc 17h ngày 27/3.
Cũng trong phiên giao dịch sáng 30/3 tại thị trường Trung Quốc, chỉ số chứng khoán Hang Seng giảm 1,97% xuống còn 23.020,85 điểm. Chỉ số chứng khoán tổng hợp Thượng Hải giảm 1,63% xuống mức 2.727,05 điểm và chỉ số chứng khoán tổng hợp Thâm Quyến mất 1,95% xuống mức 1.660,35 điểm.
Tiếp đà giảm trên thị trường chứng khoán do cuộc khủng hoảng COVID-19 leo thang, giá dầu cũng sụt giảm trong phiên giao dịch sáng 30/3 tại thị trường châu Á.
Gia dâu thô ngot nhe West Texas Intermediate (WTI) cua My ơ mưc 20 USD – giảm 3,9%, trong khi gia dâu Brent Biển Bắc giảm 4,9% xuống mức 23 USD/thùng.
Video đang HOT
Giá “vàng đen” sụt giảm sau khi thế giới ghi nhận số ca tử vong do đại dịch COVID-19 vượt quá 30.000 người cuối tuần qua, cũng như số ca mắc bệnh tại Mỹ và châu Âu tăng vọt. Trong những tuần qua, giá dầu giảm mạnh trong bối cảnh nhiều chính phủ trên thế giới áp đặt lệnh phong tỏa cũng như hạn chế đi lại nhằm phòng chống dịch bệnh, khiến nhu cầu dầu mỏ đi xuống. Bên cạnh đó, giá dầu giảm còn do các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia và Nga gia tăng nguồn cung sau khi hai nước này không thể đi đến thỏa thuận giới hạn sản lượng.
Cũng trong phiên đầu tuần tại thị trường châu Á, giá vàng đi lên trong bối cảnh đồng USD giao dịch gần mức thấp nhất của 2 tuần ghi nhận trong phiên trước đó. Ngoài ra, lệnh phong toả được siết chặt tại nhiều nước trên thế giới để ngăn dịch COVID-19 và mối lo về thiệt hại kinh tế tăng đã thúc đẩy nhu cầu vàng, vốn được coi là tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore lúc 7h29 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.621,85 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 1% lên 1.641,80 USD/ounce.
Đồng USD giao dịch gần mức thấp nhất kể từ ngày 17/3, qua đó khiến giá vàng rẻ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác.
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/3 cảnh báo dịch COVID-19 khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và nhiều quốc gia cần ứng phó bằng các gói kích thích lớn để tránh một loạt vụ phá sản và vỡ nợ tại thị trường mới nổi. Hạ viện Mỹ hôm 27/3 đã thông qua một gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử trị giá 2.200 tỷ USD để giúp đối phó với sự sụt giảm kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã tăng 1,17% lên 964,66 tấn trong phiên ngày 27/3.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá palladium tăng 0,8% lên 2.287,98 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,5% xuống 738,05 USD/ounce, còn giá bạc hạ 0,8% xuống 14,36 USD/ounce.
Nguyễn Hằng
Chứng khoán châu Á phục hồi trong phiên chiều 10/3
Chứng khoán châu Á hồi phục trong phiên chiều 10/3 nhờ giá dầu tăng trở lại, một ngày sau khi thị trường toàn cầu chứng kiến mức sụt giảm lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Bảng tỉ giá chứng khoán tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/5/2019. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã phải chứng kiến một "thứ Hai đen tối", với chỉ số Dow Jones trên Phố Wall giảm hơn 2.000 điểm và khiến thị trường này phải ngừng giao dịch khẩn cấp trong 15 phút phiên 9/3.
Nhưng sang phiên 10/3, việc giá dầu tăng đến 8% sau khi tuột dốc gần 30% vào phiên trước đó - mức giảm lớn nhất kể từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 - đã hỗ trợ khá nhiều cho các thị trường chứng khoán châu Á.
Khép lại phiên 10/3, chỉ số Nikkei tại thị trường Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,85% (168,36 điểm) lên 19.867,12 điểm. Trước đó trong phiên 9/3, chỉ số này giảm hơn 5%, ghi dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2018.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng rời khỏi mức thấp của sáu tuần, sau khi các nhà đầu tư phản ứng tích cực trước thông tin số ca nhiễm COVID-19 mới ở nước này tăng chậm lại, bên cạnh thông tin về những biện pháp kích thích kinh tế trên toàn cầu. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul phiên này tăng 0,42% (8,16 điểm) lên 1.962,93 điểm.
Tại Trung Quốc, các thị trường chứng khoán chủ chốt cũng đồng loạt tăng điểm sau khi giảm mạnh trong phiên trước. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong phiên này tăng 1,41% (352,05 điểm) lên 25.392,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite cũng tiến 1,82% (53,47 điểm) lên 2,996,76 điểm.
Cũng trong phiên này, chứng khoán Sydney tăng hơn 3%, trong khi Singapore, Jakarta và Bangkok đều tiến hơn 2%. Các thị trường Manila, Taipei không nằm ngoài xu hướng tăng điểm, riêng Wellington lại giảm 1,8%.
Chứng khoán vùng Vịnh cũng ghi nhận sự phục hồi trong phiên này, với Dubai tăng 5,5%, Abu Dhabi tiến 4,2%, Kuwait và Qatar cũng tăng khá mạnh.
Tâm lý nhà đầu tư đã được hỗ trợ bởi tin tức cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán, tâm điểm của dịch COVID-19, qua đó dấy lên hy vọng rằng Trung Quốc đang trên đà phục hồi kinh tế khi số ca nhiễm mới tiếp tục giảm.
Ngoài ra, thị trường đang đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa sau khi ngân hàng này có động thái tương tự vào tuần trước. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng dự kiến sẽ họp trong tuần này để thảo luận về chính sách tiền tệ.
Chuyên gia Esty Dwek, thuộc công ty quản lý đầu tư Natixis Investment Managers, cho rằng trong tình hình hiện tại, thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến các biện pháp kích thích kinh tế "mạnh" hơn nữa, cả về mặt tiền tệ và tài chính.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/3, chỉ số VN - Index tăng 0,24% (2,01 điểm) lên 837,5 điểm. Toàn sàn có 204 mã tăng giá, 164 mã giảm giá và 44 mã đứng giá.
Tuy nhiên, chỉ số HNX - Index giảm 0,13% (0,14 điểm) xuống 106,2 điểm. Toàn sàn có 74 mã tăng giá, 75 mã giảm và 52 mã đứng giá.
Theo H.Thủy/TTXVN (Tổng hợp)
Nhận định chứng khoán tuần tới: Tìm kiếm cơ hội đầu tư Nhận định thị trường chứng khoán trong tuần giao dịch tới, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co tích lũy vào đầu tuần, trước khi được kỳ vọng sẽ có biến động mạnh theo hướng tăng điểm về cuối tuần. Thị trường chứng khoán tuần tới sẽ tiếp...