Giá dầu tuần qua và dự báo tuần tới
Giá Brent giao tháng 8 trong tuần giao dịch 08/06 – 12/06 biến động trong biên độ 37,16 – 43,33 USD/thùng, đóng cửa tuần ở mức 38,95 USD/thùng, giảm gần 10/tuần.
Mở cửa tuần giao dịch ngày 08/06 Brent tiếp tục đà tăng tuần trước từ 42 lên 44,33 USD/thùng, thị trường tiếp tục tâm lý lạc quan do hạn ngạch cắt giảm OPEC 9,6 triệu bpd được gia hạn thêm 1 tháng, kèm điều kiện tuân thủ nghiêm cam kết cắt giảm (kể cả bù đắp trong quý 3). Đồng thời, Saudi Aramco, ADNOC, SOMO tăng mạnh giá bán tháng 7, cao nhất đối với thị trường châu Á (5,6-7,3 USD/thùng) cũng giúp Brent giữ mốc trên 43 USD/thùng.
Thi trường bắt đầu điều chỉnh ngày 09/06 sau khi Arab Saudi, UAE, Kuwait, Oman tuyên bố sẽ chấm dứt cắt giảm tự nguyện thêm 1,2 triệu bpd kể từ ngày 01/07, Brent lập tức giảm 6% và giao dịch giằng co quanh mốc 40-41 USD/thùng chờ thông tin hỗ trợ.
Tuy nhiên, hàng loạt thông tin xấu như: kinh tế Mỹ chấm dứt chu kỳ tăng trưởng – bước vào suy thoái; FED, WB, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ảm đạm, dự trữ dầu thương mại Mỹ tăng 5,7 triệu thùng/tuần đã kéo giá Brent giảm 9% ngày 11/06 xuống 37,16 USD/thùng – tạm thời chấm dứt đà tăng.
Những yếu tố tác động tiêu cực khác sẽ tác động đến giá dầu tuần tới bao gồm:
Video đang HOT
- Khả năng tái bùng phát dịch Covid-19, áp dụng các biện pháp cách ly xã hội trở lại cao;
- Gia tăng lo ngại về tốc độ phục hồi nhu cầu dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ trên toàn cầu;
- Giá dầu thế giới tăng quá nhanh cản trở sự phục hồi mong manh của kinh tế trong khủng hoảng;
- Giá chứng khoán, dầu thô đã tăng mạnh nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ – không tương xứng với thực trạng phục hồi kinh tế toàn cầu;
- Goldman Sachs dự báo giá dầu điều chỉnh 15-20% về mức 35 USD/thùng;
- Căng thẳng quan hệ Mỹ – Trung, Mỹ – Nga có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là quan hệ Mỹ – Trung ít nhất đến trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020;
- Làn sóng mới gây mất trật tự xã hội, biểu tình chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tại Mỹ, EU;
Mặc dù FED quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0 – 0,25%, để mở khả năng giữ nguyên LSCB đến hết năm 2021, đồng thời tiếp tục duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ (QE), tuy nhiên, điều này đã phản ánh vào giá dầu và chứng khoán và chỉ phần nào hỗ trợ chúng không quay đầu giảm sâu trong dài hạn, hơn nữa, hiệu ứng bơm tiền và khả năng huy động vốn của chính phủ Mỹ cũng có hạn: tổng tài sản FED đã tăng gần gấp đôi trong năm 2020 lên trên 7.100 tỷ USD, nợ công ở mức kỷ lục trên 26.000 tỷ USD.
Chúng tôi dự đoán trong tuần này giá Brent sẽ giao động trong biên độ 35-41 USD/thùng.
Động lực tự nhiên nhằm để tác động tích cực đến giá dầu hiện nay cũng đã cạn dần. Tuy nhiên các động thái ở Trung Đông xung quanh các nước Iran, Iraq, Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Lybia, Israel và có thể là cả Hy Lạp sẽ gây bất ổn lớn đến vận tải biển tại khu vực này và đẩy giá dầu cao lên vào mùa thu tới. Tại Mỹ bầu cử đang đến gần và việc khôi phục lại công nghiệp dầu khí là tối cần thiết đối với /ứng cử viên/ Tổng thống đương nhiệm. Sự ra đi của lính Mỹ từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy sự bất ổn tại nhiều khu vực sẽ gia tăng trong tương lai, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng toàn cầu. Nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu sẽ phải nghĩ đến việc tự đảm bảo nguồn năng lượng cho mình trong thời gian dài khi có các sự cố toàn cầu xảy ra.
Giá dầu tuần này liệu có thể trở lại mức 40 USD/thùng?
Việc giá dầu có thể sớm quay trở lại mức 40 USD/thùng sẽ không hề đơn giản trong bối cảnh lượng tồn kho của Mỹ tăng cao kỷ lục và lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai tại nước này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (12/6), giá dầu WTI giao dịch ở ngưỡng 36,48 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 38,95 USD/thùng.
Trong tuần kết thúc vào ngày 14/6, giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt 8,3% và 8,4%, ghi nhận tuần đầu tiên quay đầu giảm sau 6 tuần tăng liên tiếp. Liệu giá dầu có thể sớm quay trở lại mức 40 USD/thùng hay vẫn theo đà giảm trong tuần này?
Thực tế, sau chuỗi tuần liên tiếp tăng, thị trường bắt đầu biến động mạnh khi dự trữ dầu thô và các sản phẩm nhiên liệu như diesel của Mỹ tăng cao. Trong khi đó, lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai ở Mỹ dấy lên khi tổng số ca nhiễm chạm mốc 2 triệu người mặc dù ít nhất 5 trong số 50 tiểu bang ghi nhận số ca mắc suy giảm trong 5 tuần trước đó.
Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất xuống mức gần 0 cho đến cuối năm 2022 và cảnh báo dù các biện pháp kích thích kéo dài, thị trường cần thận trọng bởi sự phục hồi sau đại dịch có thể kéo dài hơn dự kiến.
Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư dầu mỏ rất quan tâm đó là lượng tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 5,72 triệu thùng trong tuần vừa qua, nâng tổng lượng tồn kho lên 538 triệu thùng, vượt qua mức hồi đầu năm 2017 và đây được xem là mức cao nhất kể từ năm 1982, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Trước đó, một thống kê về việc làm tại Mỹ cho thấy, 2,5 triệu người đã thoát khỏi tình trạng thất nghiệp trong tháng 5 sau khi tăng vọt lên mức 20 triệu.
Bên cạnh những thông tin tiêu cực, Goldman Sachs mới đây nói rằng, nhu cầu xăng dầu đang tăng đều đặn và lợi nhuận của các nhà máy bắt đầu phục hồi dù vẫn dưới mức trung bình.
Giá xăng dầu hôm nay 15/6: Giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên đầu tuần Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 15/6, thị trường xăng dầu trong nước tăng thêm gần 1.000 đồng/lít sau phiên điều chỉnh giá ngày 12/6, trong khi đó giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên đầu tuần. Giá dầu thế giới 15/6: Mở cửa phiên giao dịch ngày 15/6, giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới giảm nhẹ sau...