Giá dầu trong tuần qua (14 – 21/9)
Tuần 14 – 21/9 có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra ảnh hưởng khác nhau đến giá dầu.
Đêm ngày 14/9, hai cơ sở lọc dầu của Ả Rập Saudi bị tấn công, Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 0,25%, đồng thời bơm thêm 75 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng Mỹ để tăng thanh khoản lần đầu tiên kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Giá dầu Brent từ 16/9 – 20/9 đã biến động phức tạp, mở cửa ngày 16/9 tăng đột biến gần 20% lên 72 USD/thùng, sau đó giảm mạnh về 63,1 USD/thùng ngày 18/9 khi Ả Rập Saudi tuyên bố đã khôi phục 50% nguồn cung bị gián đoạn và dự trữ dầu thương mại của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng. Ngày 19/9, Brent tăng lên 65,5 USD/thùng khi có tin Saudi Aramco yêu cầu Iraq cung cấp khoảng 20 triệu thùng dầu đã qua sơ chế cho các nhà máy lọc dầu của mình. Tại thời điểm 9 giờ GMT ngày 20/9, Brent đang giao dịch ở mức 64,9 USD/thùng.
Trong bối cảnh Fed cắt giảm lãi suất cơ bản, căng thẳng xung đột vũ trang ở Trung Đông leo thang sau vụ tấn công vào Saudi Aramco và chưa thấy khả năng khắc phục sự cố 100% của Ả Rập Saudi, thị trường đang trong trạng thái chờ đợi khắc phục sự cố của Ả Rập Saudi và kịch bản quân sự với Iran. Các nước xuất khẩu dầu lớn như Nga, Mỹ đều đã trấn an thị trường về việc sẽ không có sự thiếu hụt nguồn cung dầu trong tương lai gần. Theo nhận định, trong tuần tới giá Brent có thể sẽ giảm về mốc trước khi xảy ra vụ tấn công (60 – 63 USD/thùng) nếu không có sự can thiệp quân sự vào Iran.
Video đang HOT
Viễn Đông
Theo Nangluongquocte.petrotimes.vn
Khủng hoảng nợ châu Âu năm 2012 đã tác động nghiêm trọng đến ngân hàng châu Âu như thế nào?
Cuộc khủng hoảng nợ công năm 2012 đã lan rộng khắp châu lục, gây ra nhiều sức ép lên các ngân hàng lớn nhất tại châu Âu.
25 năm trước đây, các ngân hàng châu Âu thâm nhập vào Mỹ. Họ mua lại nhiều công ty uy tín kiểu như Donaldson, Lufkin & Jenrette và Wasserstein Perella. Khi mà ngân hàng Deustche Bank thông báo thâu tóm Bankers Trust với giá 10 tỷ USD vào năm 1998, ngân hàng này đã cam kết dành ra đến 400 triệu USD nhằm giữ chân các chuyên gia ngân hàng hàng đầu.
Thách thức trong việc sáp nhập một ngân hàng cho vay của châu Âu vốn đầy bảo thủ và một doanh nghiệp phái sinh của Mỹ khiến các đối thủ châu Âu và ngay cả tại Mỹ phải băn khoăn. CEO của Goldman Sachs, ông Hank Paulson, đã chia sẻ những nghi ngại này với một số chuyên gia ngân hàng: Deustche Bank đã ký kết để đón nhận 10 năm đau khổ, nhiều người bây giờ vẫn nhớ lại chuyện xưa.
Trong kỷ nguyên tín dụng giá rẻ và kiểm soát lỏng lẻo, chiến lược chiếm đất dường như cũng mang lại hiệu quả. Deustche Bank có bảng cân đối kế toán 3 nghìn tỷ USD vào năm 2007, trong năm đó, mức lãi mà Deustche Bank thu về gấp đôi so với Bank of America tính riêng mảng kinh doanh chứng khoán. Ngân hàng Hoàng gia Scotland đã có lúc trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới, bảng cân đối kế toán còn lớn hơn cả tổng quy mô kinh tế Anh.
Ngay cả cuộc khủng hoảng tài chính dường như mang lại cơ hội cho các ngân hàng. Khi ngân hàng Barclays mua lại Lehman Brothers, Barclays PLC đã đón nhận khoảng 10 nghìn nhân viên của Lehman Brothers và một phần nợ xấu.
Sự cạnh tranh giữa ngân hàng Mỹ và châu Âu lên cao nhất vào năm 2011 khi mà mức phí thu về từ mảng ngân hàng đầu tư giữa các ngân hàng Mỹ và châu Âu trở nên khá cân bằng.
Khoảng thời gian tốt đẹp không kéo dài mãi. Cuộc khủng hoảng nợ công năm 2012 đã lan rộng khắp châu lục, gây ra nhiều sức ép lên các ngân hàng lớn nhất tại châu Âu. Tăng trưởng kinh tế khắp châu lục chững lại. Người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương khu vực hạ lãi suất xuống mức âm vào năm 2014. Giới truyền thông Đức gọi lãi suất này là lãi suất phạt.
UBS sa thải 10 nghìn nhân viên, thu hẹp hoạt động của bộ phận kinh doanh. Ngân hàng Hoàng gia Scotland sa thải hàng nghìn nhân viên ngân hàng và thu hẹp quy mô của bộ phận kinh doanh tại châu lục, bán bộ phận ngân hàng bán lẻ tại Mỹ để tập trung chủ yếu vào thị trường Anh. Khoảng nhân viên ngân hàng Lehman mà Barclays tuyển dụng vào năm 2008 đã mất việc trong vòng 5 năm, theo số liệu của cơ quan quản lý.
Trong lúc đó, các ngân hàng Mỹ âm thầm chiếm dần các mảng hoạt động của đối thủ châu Âu. Năm 2009, JPMorgan công bố thâu tóm ngân hàng đầu tư Cazenove. Từ năm 2014 đến nay, JPMorgan không ngừng thu được doanh thu cao hơn từ bộ phận ngân hàng đầu tư, theo Daelogic. Và khi mà ngân hàng Mỹ ngày một mạnh hơn, đối thủ châu Âu suy yếu đi, sự trung thành của khách hàng cũng đảo chiều.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Nga tin tưởng nền kinh tế sẽ đứng vững trước các lệnh trừng phạt của Mỹ Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 3/8 tuyên bố, những biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ gây tổn hại tới quan hệ song phương giữa Moskva và Washington, song hệ thống tài chính của Nga sẽ đứng vững trước sức ép từ bên ngoài. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ trưởng Siluanov khẳng định nền...