Giá dầu tiếp tục tăng nhờ nỗ lực cắt giảm nguồn cung của OPEC+
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 26/5, nhờ những nỗ lực cắt giảm nguồn cung của các nước sản xuất chủ chốt.
Một trạm xăng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao tháng Bảy tăng 1,1 USD, chốt phiên ở mức 34,35 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, trong khi giá dầu Brent giao cùng kỳ tăng 0,64 USD, lên 36,17 USD/thùng tại Sàn London ICE Futures.
Các thị trường năng lượng tiếp tục xu hướng đi lên trong tuần trước, với giá dầu WTI tăng 12,6%, còn giá dầu Brent tăng 8,1%. Các thị trường Mỹ đóng cửa phiên 25/5 nghỉ Ngày Tưởng niệm.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , đã nhất trí cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng Năm và tháng Sáu, nhằm ngăn chặn tình trạng dư cung trên toàn cầu, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cuối tuần trước cho biết, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã giảm 21 xuống còn 237 giàn khoan, đánh dầu tuần giảm thứ 10 liên tiếp.
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 14/5
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 14/5 sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo dự trữ dầu toàn cầu sẽ giảm trong nửa cuối năm 2020, mặc dù thị trường vẫn lo ngại về nguy cơ bùng phát đợt lây nhiễm thứ hai dịch COVID-19 trong những tháng tới.
Một trạm bơm xăng ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 6,7% lên 31,13 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 9% lên 27,56 USD/thùng.
Thị trường dầu mỏ đã phục hồi so với phiên 13/5, sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đưa ra cảnh báo về một giai đoạn tăng trưởng yếu kém kéo dài của nền kinh tế Mỹ.
Bộ Lao động Mỹ ngày 14/5 công bố số liệu cho thấy, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đạt 2,981 triệu đơn trong tuần kết thúc vào ngày 9/5. Dù giảm so với mức 3.176 triệu đơn trong tuần trước đó, song đây vẫn là một mức cao.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC tại New York, nhận định nhu cầu đối với dầu có "mối liên hệ khá chặt chẽ" với tỷ lệ người có việc làm, và trong bối cảnh hiện nay giá "vàng đen" vẫn khó có thể phục hồi trở lại.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 13/5 công bố số liệu cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong 15 tuần qua, với mức giảm 745.000 thùng xuống còn 531,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 8/5.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 14/5 cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vẫn đang hướng tới mức giảm kỷ lục trong năm 2020, mặc dù cơ quan này đã hạ mức dự báo giảm nhu cầu dầu của thế giới giữa lúc các nước nới lỏng lệnh phong tỏa được áp dụng trước đó đề ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) mới đây dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 9,07 triệu thùng/ngày, giảm sâu hơn so với mức dự báo giảm 6,85 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó.
Giá dầu nới rộng đà tăng khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chính thức có hiệu lực Tại thị trường châu Á ngày 1/5, giá dầu nới rộng đà tăng trong phiên trước đó, sau báo cáo cho thấy lượng dầu dự trữ tại các kho ở Mỹ tăng ít hơn dự kiến và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), hay còn gọi là OPEC...