Giá dầu thụt dưới 40 USD/thùng, ông lớn nào hoảng loạn nhất?
Giá dầu giảm đẩy các nước sống dựa vào dầu mỏ bấy lâu như Arập Xêút, Nga, Venezuela…vào cảnh nguy khốn.
Thời điểm đáng sợ của ông hoàng Arập Xêút
Trong tuần qua, nguồn cung đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới đã đẩy giá dầu lần đầu tiên kể từ năm 2009 lao xuống dưới 40 USD/thùng.
Arập Xêút, thành viên quyền lực nhất của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) thừa nhận đây là thời điểm đáng sợ.
Được đánh giá là quốc gia duy nhất ở vị thế muốn tăng sản lượng dầu là tăng được ngay, và muốn giảm là giảm được ngay, nhưng đến thời điểm nay, Arập Xêút đã rơi vào chính cái bẫy mà mình đưa ra khi từ chối giảm sản lượng dầu.
Nguồn cung dầu dư thừa khiến giá dầu trên thị trường giảm 55% so với cùng kỳ
Theo Bloomberg, các nhà kinh tế dự đoán thâm hụt ngân sách của Arập Xêút khoảng 20% GDP. Dự trữ ngoại hối ở ngân hàng trung ương đã giảm hơn khoảng 70 tỉ USD tương đương 10% so với năm qua.
Robert Burgess, chuyên gia kinh tế của ngân hàng Deutsche Bank AG, cho rằng Arập Xêút đang chơi trò chơi chờ đợi. Điều mà Arập Xêút và các nước xuất khẩu dầu chờ đợi là giá dầu tăng trở lại. Bởi với việc giá dầu giảm hơn 50% trong 12 tháng qua xuống 40 USD/thùng, Arập Xêút đang đối mặt với nhiều vấn đề tài chính như nước này đã từng gặp trước đây vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1998.
IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế của Arập Xêút sẽ chậm lại trong năm nay vì giá dầu sẽ vẫn ở mức thấp.
Theo báo cáo của tập đoàn tài chính Samba Financial Group vào trung tuần tháng 8, chỉ riêng tiền trợ cấp nhiên liệu cho người dân trong năm nay đã tiêu tốn 52 tỉ USD, tương đương khoảng 8% GDP. Mới đây, Thống đốc ngân hàng trung ương Fahad al-Mubarak kêu gọi cần xem lại giá trợ cấp xăng dầu.
“Chính phủ Arập Xêút sẽ không thể tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ và không thể tiếp tục giữ chế độ trợ cấp và chi tiêu xã hội lãng phí như hiện nay”, Farouk Soussa, kinh tế trưởng khu vực Trung Đông của tập đoàn Citigroup, nhận xét.
Video đang HOT
Venezuela tới bước đường cùng
Giá dầu giảm mạnh khi kinh tế Venezuela đang phải đối mặt với nhiều tin xấu. Nguy cơ vỡ nợ của Venezuela xuất hiện khi nước này cùng lúc trầy trật đương đầu với lệnh trừng phạt của Mỹ, suy thoái kinh tế và siêu lạm phát. Trong bối cảnh như vậy, những sai lầm trong quản lý kinh tế và giá dầu sụt giảm 50% đang “chung sức” dồn Venezuela vào bước đường cùng.
Nhà phân tích trái phiếu Neil Mehta thuộc công ty Market cảnh báo rằng “sắp xảy ra vụ vỡ nợ cấp quốc gia đầu tiên vì giá dầu giảm sâu”. Theo ông Mehta, giá CDS của Venezuela hiện nay cho thấy khả năng vỡ nợ của nước này lên tới 96% trong 5 năm tới và 69% trong vòng 12 tháng tới.
“Triển vọng của Venezuela không được tốt. Chắc chắn là thị trường đang nghĩ đến khả năng vỡ nợ của nước này”, ông Mehta cho biết.
Năm 2014, nền kinh tế Venezuela suy giảm 4% trong khi lạm phát ở ngưỡng trung bình 62%. “Giá dầu giảm sâu càng khiến tình hình kinh tế của Venezuela thêm bi đát. Nhiều khả năng nước này sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ”, ông David Rees đến từ công ty nghiên cứu Capital Economics nhận xét.
Venezuela sắp bước vào giai đoạn trả nợ bận rộn nhất trong năm giữa lúc dự trữ ngoại hối cạn dần. Trong tháng 10-11 năm nay, nước này sẽ phải trả 4 tỷ USD nợ đáo hạn, bao gồm cả nợ của Chính phủ và nợ của công ty dầu lửa quốc doanh Petróleos de Venezuela (PDVSA).
Không chỉ riêng Venezuela mà nhiều nước xuất khẩu dầu lửa khác cũng đang phải đối mặt với áp lực tài chính. Tuy vậy, nền kinh tế không được đa dạng hóa của Venezuela và bất ổn chính trị ở nước này khiến Venezuela trở thành quốc gia dễ tổn thương nhất. Doanh thu từ dầu chiếm khoảng 95% kim ngạch xuất khẩu và ngành dầu khí chiếm khoảng GDP của Venezuela.
Kinh tế Nga ảm đạm
Báo cáo ngày 19/8 của Ngân hàng trung ương Nga cho thấy nền kinh tế Nga, vốn bị lao đao bởi đà sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới và các lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể chỉ đạt mức tăng trưởng trung bình 1,5% vào năm 2017.
Khi so sánh với mức dự báo về tăng trưởng GDP của Nga khoảng 2-2,5%, được Ngân hàng trung ương Nga đưa ra năm 2013 dễ dàng nhận thấy triển vọng kinh tế xứ sở bạch dương trong vài năm gần đây đã xấu đi như thế nào.
Ngân hàng trung ương Nga lưu ý: “Giữa bối cảnh thu nhập từ dầu mỏ giảm sút do đà tụt dốc của giá dầu thế giới, khó tiếp cận các thị trường nợ bên ngoài do các lệnh cấm vận, Nga không thể duy trì sự cân bằng trong hoạt động tiêu dùng và đầu tư”.
Theo An Nhiên (Tổng hợp)
Đất Việt
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Giá dầu sẽ giảm trong trung hạn?
Theo báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 13/7, nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 1,28 triệu thùng/ngày, tương đương với 100.000 thùng/ngày. Theo đó, giá dầu có thể tăng lên tương ứng.
Một nhà máy lọc dầu tại Tehran (Ảnh: NYTimes)
Tuy nhiên, ngay sau khi Iran và Nhóm P5 1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đạt thỏa thuận "lịch sử" về vấn đề hạt nhân, thì giá dầu thế giới đã giảm gần 2%. Giới quan sát có những dự báo khác nhau, khiến dư luận quan tâm.
Từ phản ứng của thị trường...
Ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được công bố, giá dầu Brent trên thị trường London giảm 1,10 USD/thùng (1,9%) xuống 56,73 USD/thùng. Tại châu Á, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8 tới giảm 75 cent xuống còn 51,45 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 60 cent xuống 57,25 USD/thùng.
Đến phiên ngày 22/7, dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 8 tiếp tục giảm 1,67 USD, xuống 49,19 USD/thùng. Dầu thô Brent giao cùng kỳ cũng giảm 91 cent, xuống 56,13 USD/thùng. Đến ngày 23/7, giá dầu WTI giao tháng 9 trên sàn NYMEX chỉ còn ở mức 49,19 USD/thùng, giảm 1,67 USD, tương đương 3,3%.
Giá dầu giảm đã tác động mạnh đến thị trường tiền tệ, nhất là các đồng tiền của những quốc gia gắn với dầu mỏ như USD, crown, euro, đô la Canada... Theo đó, đồng crown (Na Uy) giảm 1,1%, xuống còn 8,17 crown/USD, đồng đôla Canada giảm 0,4% xuống 1,2796 đôla Canada/USD, đồng euro tăng 0,2% ở mức 1,1021 USD/euro.
Các thị trường chứng khoán đảo chiều đi xuống sau khi sắc xanh đồng loạt vào phiên đầu tuần trước, trong bối cảnh giới đầu tư đã bớt "hưng phấn" trước thỏa thuận đạt được giữa Athens và các chủ nợ.
Chỉ số Euro STOXX 50 của Eurozone đã giảm 0,3% sau khi đạt mức cao trong suốt hai tuần đến ngày 13/7. Chỉ số giá dầu và khí đốt STOXX Europe 600 giảm 0,9% và chỉ số FTSEurofirst 300 liên châu Âu giảm 0,1% sau khi tăng 1,9% trong phiên giao dịch 13/7.
Đến giảm tương đối trong trung hạn...
Các chuyên gia dự báo, hiệu ứng của thỏa thuận giữa nhóm P5 1 và Iran sẽ phải có "độ trễ" ít nhất trong vòng 3 đến 6 tháng, do lực cản của những vấn đề về kỹ thuật của việc xóa cấm vận phải tương ứng với tiến độ "giải giáp" hạt nhân đã được thoả thuận; vấn đề khách hàng và phương thức giao dịch...
Ngoài ra còn phải kể đến việc Iran vẫn coi Mỹ là kẻ thù và Mỹ sẵn sàng tái cấm vận trong vòng 60 ngày nếu Iran có dấu hiệu vi phạm các điều khoản đã ký.
Mặt khác, Iran với tư cách thành viên cảu OPEC họ sẽ không bán ồ ạt, mà tìm cách đạt được một thỏa hiệp về giá cả, để tránh làm giảm giá dầu lửa trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, mức giảm cũng chỉ tương ứng từ 45 đến 50 USD/thùng. Do mức tăng cung dầu thô của Iran cũng chỉ tương ứng với sự sụt giảm sản lượng dầu mỏ từ nguồn đá phiến tại Mỹ do không bảo đảm mức lợi nhuận của các nhà đầu tư và sức ép của sản lượng dầu mỏ từ OPEC với 30 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm 2015.
Và sẽ tăng trở lại trong dài hạn...
Theo dự báo trong năm 2016, nhu cầu dầu sẽ tăng lên 1,34 triệu thùng/ngày tương ứng với mức tăng trưởng GDP toàn cầu khoảng 3,5%, so với mức tăng 3,2% của năm nay. Vì nguồn cung dồi dào nên giá rẻ vẫn được duy trì ở mức hiện nay có thể cho cả năm sau 2016.
Mặt khác, cũng theo dự báo của OPEC thì sự cân bằng cung - cầu còn do Trung Quốc và các nước đang phát triển gia tăng lượng tiêu thụ song song với nguồn khai thác bị giảm bớt ở Mỹ và Nam Mỹ với mức tăng lên tới 30,07 triệu thùng/ngày năm 2016, nhưng lại giảm còn 29,21 triệu thùng/ngày năm 2017.
Theo kết quả khảo sát từ 30 chuyên gia kinh tế và phân tích dự báo (trước thỏa thuận hạt nhân Iran), thì giá dầu Brent sẽ đứng ở mức bình quân 74 USD/thùng trong năm 2015 và 80,30 USD/thùng trong năm 2016, vì giá dầu ở mức 60 USD/thùng là đủ ảnh hưởng đến các nhà khai thác dầu đá phiến tại Mỹ, họ buộc phải cắt giảm sản lượng để tránh thua lỗ. Do đó, giá bình quân ở mức 68,7 USD/thùng trong năm nay và 74,9 USD/thùng trong năm 2016 đối với thị trường Mỹ và toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng theo giới quan sát, những nhân tố làm tăng giá dầu vẫn tồn tại đó là sự bất ổn tại Lybia gây gián đoạn nguồn cung khoảng 100.000 thùng/ngày. Vì thế, giới đầu tư dự đoán, lượng dư cung dầu toàn cầu sẽ giảm trong nửa cuối năm nay còn do lượng tồn kho dầu của Mỹ công bố hồi tháng 5, cho thấy tốc độ dự trữ dầu thô đang giảm và gần đạt mức cao nhất.
Như vậy, sau một thời gian dài giá dầu tăng lên với mức gần 70 USD/thùng, giờ đây với kết quả của thỏa thuận hạt nhân Iran với Nhóm P5 1 đã làm cho xu thế giảm lại xuất hiện trở lại.
Tuy nhiên, về tổng thể giá dầu có thể có sự giao động khác nhau, nhưng theo các nhà dự báo thì xu hướng giảm chỉ diễn ra trong nửa đầu của năm 2016 và sẽ tăng trở lại vào nửa cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Tuy nhiên, mức giá giao động từ 50 đến 60 USD/thùng cho năm nay và 55 đến 65 USD/thùng năm 2016 là tương đối hiện thực.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Dự trữ ngoại hối Trung Quốc hao hụt 'khủng' vì nhân dân tệ Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được dự báo là sẽ giảm đến 40 tỉ USD chỉ trong một tháng, sau các biện pháp can thiệp để hỗ trợ nhân dân tệ của ngân hàng trung ương nước này. Trung Quốc phải "hy sinh" một phần dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá nhân dân tệ - Ảnh: AFP Theo...