Giá dầu thô tăng, nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguồn cung ngắn hạn
Giá dầu thô thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu thô tại Hoa Kỳ sụt giảm mạnh vì bão, khiến nguy cơ thiếu hụt trầm trọng nguồn cung trong ngắn hạn.
Các hãng năng lượng Hoa Kỳ đã phải sơ tán nhân viên khỏi phần lớn các giàn khoan dầu thô khu vực Vịnh Mexico của Hoa Kỳ khi có đến 2 cơn bão đổ bộ cùng lúc trong khu vực (Ảnh: The New York Times)
Lúc 8h34 sáng nay (ngày 26/8, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tương lai đã tăng 8 cents tương ứng 0,2% lên mức 45,94 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai giảm 2 cents tương ứng 0,1% xuống mức 43,33 USD/thùng. Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thô Brent và dầu thô WTI đều chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.
Giá dầu thô Brent hiện đang được nâng đỡ bởi việc các hãng năng lượng Hoa Kỳ phải ngưng phần lớn hoạt động tại vùng duyên hải Vịnh Mexico của Hoa Kỳ khi hai cơn bão liên tiếp đổ bộ vào khu vực này. Các hãng năng lượng Hoa Kỳ cho biết đã sơ tán nhân viên rời khỏi 310 giàn khoan ngoài khơi, khiến tổng công suất khai thác dầu thô tại khu vực này sụt giảm tới 1,56 triệu thùng/ngày tương đương 84%.
Video đang HOT
Ông Stephen Innes, trưởng ban chiến lược thị trường toàn cầu từ hãng chứng khoán AxiCorp nhận định giá dầu thô trên thị trường đang tăng lên khi nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng dầu thô trong ngắn hạn ngày càng hiện hữu.
Bên cạnh đó, những thông tin tích cực về triển vọng đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng giúp hỗ trợ đà tăng của giá dầu thô. Các nhà đàm phán thương mại cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết trong việc thực thi thoả thuận thương mại giai đoạn 1 được hai quốc gia ký kết hồi tháng 1/2020. Hiện tại Trung Quốc vẫn đang chậm tiến độ trong việc thu mua đủ hàng hoá từ Hoa Kỳ như đã cam kết trong thoả thuận. Động thái mới nhất từ các quan chức cấp cao của hai quốc gia có thể thúc đẩy mạnh hoạt động kinh tế song phương. Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện là hai nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.
Giá dầu thô WTI giao tương lai cũng đang được hỗ trợ bởi dữ liệu từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho thấy lượng dầu thô tồn trữ tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã giảm mạnh hơn so với dự báo. Dữ liệu chính thức sẽ được Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ đưa ra trong ngày thứ 4 (giờ Hoa Kỳ).
Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu thô trên thị trường vẫn chịu kìm hãm trước các thông tin về sự gia tăng trở lại số ca nhiễm dịch Covid-19 tại nhiều nơi trên thế giới. Dữ liệu mới nhất cũng cho thấy lòng tin tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014 trong bối cảnh hàng triệu người lao động tại đây thất nghiệp vì đại dịch Covid-19.
Giá dầu thô tiếp tục dao động quanh mốc 40 USD/thùng, dự báo có thể bật tăng mạnh trong ngắn hạn
Giá dầu thô quay đầu giảm trở lại trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi ghi nhận mức tăng cao trong ngày hôm qua. Giới phân tích dự báo giá dầu thô có thể sẽ bật tăng mạnh trong ngắn hạn.
Giá dầu thô có thể bật tăng cao trong ngắn hạn nếu dự trữ dầu thô tại Hoa Kỳ sụt giảm mạnh (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)
Lúc 6h17 sáng nay (5/8, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tương lai đã giảm 16 cents tương ứng 0,4% xuống mức 44,27 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai cũng giảm 17 cents tương ứng 0,4% xuống còn 41,53 USD/thùng.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thô Brent đã tăng 0,6% - chạm mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 6/3/2020; trong khi đó, giá dầu thô WTI tăng tới 1,7% - chạm mức giá cao nhất kể từ cuối tháng 7/2020.
Giá dầu thô tiếp tục dao động trong khoảng 40 USD/thùng và chịu sự tác động từ các thông tin tiêu cực về diễn biến đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, số ca nhiễm mới Covid-19 tiếp tục tăng cao và số ca tử vong vì dịch bệnh đã vượt ngưỡng 1.000 ca/ngày. Nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ đã phải hoãn hoặc giảm kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh, điều này ảnh hưởng đến triển vọng đà phục hồi nhu cầu sử dụng dầu thô.
Giới đầu tư hiện tập trung quan sát các cuộc thảo luận giữa Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ về gói giải cứu kinh tế mới quy mô lên tới 1.000 tỷ USD. Mặc dù các cuộc thảo luận giữa hai đảng hiện đạt được những bước tiến tích cực, vẫn còn nhiều bất đồng lớn cần được tháo gỡ trước khi gói giải cứu được chấp thuận.
Giá dầu thô trong những ngày gần đây đang được nâng đỡ bởi thông tin tích cực về hoạt động sản xuất tại nhiều khu vực lớn trên toàn cầu. Các dữ liệu mới nhất về hoạt động sản xuất tại Châu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ đều vượt mức dự báo của giới phân tích. Dữ liệu sản xuất công nghiệp tại Hoa Kỳ cho thấy số đơn đặt hàng đã tăng lên, điều này có thể giải toả một phần các rủi ro đối với đà phục hồi kinh tế của nước này.
Dưới góc độ kỹ thuật, ông Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao từ hãng chứng khoán OAND, nhận định giá dầu thô đã sẵn sàng để kiểm nghiệm mức giá cao hơn trong bối cảnh giá dầu thô liên tục dao động trong biên độ hẹp quanh mốc 40 USD/thùng. Trong ngắn hạn, nếu dữ liệu tồn trữ dầu thô mới nhất của Hoa Kỳ giảm mạnh thì giá dầu thô được dự báo sẽ tăng cao.
Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) vừa cho biết lượng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã giảm 8,6 triệu thùng xuống còn 520 triệu thùng; mức giảm này cao hơn nhiều so với mức dự báo giảm 3 triệu thùng của giới phân tích. Dữ liệu chính thức sẽ được Bộ Năng lượng Hoa Kỳ công bố trong ngày 6/8 (theo giờ Việt Nam).
Giới đầu tư hào hứng với tin vui về vắc-xin và kinh tế Chứng khoán Âu, Mỹ tăng tốt trong phiên cuối tuần qua (10/7) nhờ thông tin tích cực về vắc-xin ngừa Covid và thông tin kinh tế khả quan từ Mỹ tới Ý và Pháp. Ảnh AFP Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trở lại trong phiên cuối tuần khi thông tin tích cực về thuốc kháng sinh của Gilead Science Inc bù đắp...