Giá dầu thô giảm trở lại, nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu lần đầu tiên giảm xuống kể từ năm 2009
Giá dầu thô đã chịu áp lực giảm sau khi Cơ quan năng lượng quốc tế cho biết nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong quý 1/2020 đã lần đầu tiên giảm xuống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009, nguyên nhân chủ yếu do dịch virus Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc.
Vào lúc 8h21 sáng nay (ngày 17/2, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent đã giảm 33 cents tương ứng 56,99 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) cũng giảm 13 cents xuống còn 51,92 USD/thùng. Tính chung tuần giao dịch vừa qua (10/2 – 14/2), giá dầu thô Brent đã tăng 5,2% – mức tăng theo tuần cao nhất kể từ tháng 9/2019; giá dầu thô WTI cũng ghi nhận mức tăng 3,4%.
Giá dầu thô tăng trong tuần trước chủ yếu nhờ thị trường kỳ vọng các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ T rung Quốc sẽ giúp phục hồi nhu cầu sử dụng năng lượng – nhiên liệu của nước này trong bối cảnh dịch virus Covid-19 bùng phát. Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, giá dầu thô trong đầu phiên giao dịch sáng nay đã chịu áp lực giảm sau thông tin Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết sự bùng phát của dịch virus Covid-19 tại Trung Quốc đã khiến nhu cầu sử dụng dầu thô của toàn cầu giảm 435.000 thùng/ngày trong quý 1/2020. Đây cũng là quý đầu tiên kể từ thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009 ghi nhận sự sụt giảm trong nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu.
Video đang HOT
Hoạt động khai thác dầu thô tại Nga – nước có sản lượng khai thác dầu thô lớn nhất trong 10 quốc gia khai thác dầu thô đồng minh của khối OPEC
Các nhà phân tích tại hãng nghiên cứu tư vấn kinh tế Capital Economics cho biết hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá những tác động của dịch virus Covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu trong dài hạn. Dự báo thị trường trong tuần này (17 – 21/2) sẽ tập trung vào các chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2 của các nước Châu Á. Hãng Capital Economics nhận định các chỉ số PMI tháng 2 sẽ cho biết rõ hơn tác động của virus Covid-19 đến các chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
Các nhà đầu tư trên thị trường trong tuần này cũng sẽ tập trung theo dõi các động thái của tổ chức OPEC và các quốc gia khai thác dầu thô đồng minh ( khối OPEC ) như Nga. Mặc dù chịu sự thúc giục của Ả-rập Xê-út, nước có sản lượng khai thác dầu thô lớn nhất khối OPEC, Nga vẫn đang cân nhắc đề xuất của khối OPEC về việc đẩy mạnh cắt giảm sản lượng khai thác thêm 600.000 thùng dầu/ngày để hỗ trợ giá dầu thô trong bối cảnh dịch virus Covid-19 tác động mạnh tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.
Dự kiến, khối OPEC sẽ nhóm họp vào đầu tháng 3/2020 để quyết định phương hướng sản xuất dầu thô trong năm 2020. Trong lần nhóm họp gần nhất hồi tháng 12/2019, khối OPEC đã quyết định cắt giảm sản lượng khai thác thêm 1,7 triệu thùng/ngày – đưa tổng mức cắt giảm sản lượng khai thác lên 2,1 triệu thùng/ngày nhằm ngăn chặn đà giảm của giá dầu thô trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp. Một số nhà đầu tư kỳ vọng khối OPEC sẽ nhóm họp sớm hơn khi giá dầu thô đang có xu hướng giảm mạnh trước tác động của dịch virus Covid-19.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Virus Corona khiến nhu cầu dầu thô toàn cầu giảm 4 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2020
Giá dầu thô hôm nay đã tăng trở lại sau khi một số nhà máy tại Trung Quốc quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngưng dài để chống dịch virus Corona. Nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong tháng 2/2020 được dự báo có thể giảm từ 1,5 triệu thùng - 4 triệu thùng/ngày vì dịch virus Corona.
Lúc 9h30 sáng nay (ngày 11/2, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 4/2020 đã tăng 83 cents/thùng tương ứng 1,56% đạt 54,10 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tháng 3/2020 cũng tăng 70 cents tương ứng 1,41% lên 50,27 USD/thùng.
Theo đánh giá của các chuyên gia từ tập đoàn tài chính toàn cầu ANZ, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay chủ yếu nhờ thị trường đã giảm bớt các lo ngại về tác động của dịch virus Corona. Việc một số nhà máy tại Trung Quốc bắt đầu quay trở lại làm việc vào ngày hôm qua cũng đã hỗ trợ tích cực lên giá dầu thô, theo ANZ.
Trong phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô đã chịu áp lực giảm mạnh trong bối cảnh Nga vẫn chưa có quyết định chính thức đối với đề xuất khối OPEC (bao gồm khối OPEC và một số nước khai thác dầu thô đồng mình) cắt giảm sản lượng khai thác thêm 600.000 thùng/ngày để hỗ trợ giá dầu thô trong bối cảnh dịch virus Corona có thể làm giảm nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu. Trước đó, vào tháng 12/2019, khối OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng khai thác 1,7 triệu thùng/ngày trong 3 tháng đầu năm 2020 để hỗ trợ giá dầu thô trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức thấp.
Theo dự báo của các chuyên gia thuộc hãng phân tích thị trường S&P Global Platts, dịch virus Corona sẽ khiến nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu giảm từ 1,5 triệu thùng (kịch bản lạc quan nhất) đến 4 triệu thùng/ngày (kịch bản tệ nhất) trong tháng 2/2020.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo Tapchicongthuong.vn
Giá dầu thô hướng đến tuần giảm giá thứ năm liên tiếp Giá dầu thô chịu áp lực giảm sau khi Nga cho biết nước này cần thêm vài ngày nữa để đánh giá tác động của dịch virus Corona đến nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu. Giá dầu thô hiện hướng đến tuần giảm giá thứ năm liên tiếp. Vào lúc 18h40 hôm nay (ngày 7/2, theo giờ Việt Nam), giá dầu...