Giá dầu thô bật tăng vượt ngưỡng 40 USD/thùng
Giá dầu thô đã bật tăng tới 4,9% vượt ngưỡng 40 USD/thùng sau khi các dữ liệu mới cho thấy lượng tồn trữ dầu thô của Hoa Kỳ sụt giảm mạnh và cơn bão Sally tại đây khiến nhiều gian khoan dầu thô ngưng hoạt động.
Hơn 25% tổng số giàn khoan dầu thô tại vịnh Mexico thuộc Hoa Kỳ buộc phải ngưng hoạt động vì bão Sally (Ảnh: The New York Times)
Chốt phiên giao dịch thứ Tư (ngày 16/9, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tương lai đạt 42,22 USD/thùng, tăng 1,69 USD/thùng tương ứng 4,2%; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai cũng tăng 1,88 USD tương ứng 4,9% lên mức 40,16 USD/thùng.
Giá dầu thô bật tăng trong bối cảnh lượng tồn trữ dầu thô và xăng dầu tại Hoa Kỳ sụt giảm mạnh và cơn bão Sally khiến nhiều giàn khoan dầu thô tại khu vực vịnh Mexico của Hoa Kỳ phải ngưng hoạt động.
Dữ liệu mới nhất của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy lượng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã giảm 4,4 triệu thùng xuống còn 496 triệu thùng – mức thấp nhất kể từ hồi tháng 4/2020. Mức sụt giảm này trái ngược với dự báo tăng 1,3 triệu thùng của giới chuyên gia tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra trước đó.
Video đang HOT
Dữ liệu cũng cho thấy lượng tồn trữ xăng dầu tại Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã giảm 400.000 thùng, cao hơn gấp đôi so với dự báo của giới phân tích đưa ra trước đó. Trong khi đó, công suất hoạt động của các nhà máy lọc hoá dầu tại Hoa Kỳ đã tăng thêm 4%.
Cơn bão Sally hiện đang ở cấp độ 2 theo thang phân loại bão của Hoa Kỳ. Cơn bão này khiến hơn 25% tổng số giàn khoan dầu tại khu vực vịnh Mexico thuộc Hoa Kỳ phải ngưng hoạt động, khiến công suất khai thác dầu thô tại khu vực này sụt giảm khoảng 500.000 thùng/ngày, theo Bộ Nội vụ Hoa Kỳ.
Trong nửa đầu năm 2020, giá dầu thô thế giới đã sụp đổ xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử khi nhu cầu sử dụng nhiên liệu suy giảm trên toàn cầu dưới các tác động của đại dịch Covid-19. Giá dầu thô Brent trong tháng 4/2020 đã giảm chỉ còn 16 USD/thùng – mức thấp nhất trong 21 năm trở lại đây.
Liên minh OPEC bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước khai thác dầu thô đồng minh như Nga đã buộc phải cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô kỷ lục nhằm ngăn chặn đà sụt giảm của giá dầu thô. Đồng thời, việc các quốc gia nới lỏng các biện pháp phong toả, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã giúp giá dầu thô dần phục hồi.
Tuy nhiên, giá dầu thô trong nửa đầu tháng 9/2020 đã tiếp tục sụt giảm trở lại trong bối cảnh số ca nhiễm mới Covid-19 tiếp tục tăng và giới đầu tư lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô sẽ sụt giảm trở lại. Trong tuần này, OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đồng loạt hạ dự báo triển vọng nhu cầu dầu thô trong thời gian tới.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết một uỷ ban giám sát thuộc OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 17/9 nhằm đánh giá thực trạng nguồn cung dầu thô hiện nay trên thị trường.
Giá dầu thô lao dốc, chạm mức thấp nhất 3 tháng trở lại đây
Chốt phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020 do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu sẽ giảm xuống khi số ca nhiễm mới Covid-19 tại một số quốc gia tăng trở lại.
Giàn khoan dầu thô hoạt động trên vùng Biển Bắc, Châu Âu (Ảnh: romaniajournal.ro)
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua (8/9, theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai đã giảm mạnh 3,01 USD tương ứng 7,6% xuống còn 36,76 USD/thùng, chạm ngưỡng thấp nhất kể từ ngày 15/6/2020. Giá dầu thô Brent cũng ghi nhận phiên giảm giá thứ 5 liên tiếp với việc mất thêm 2,23 USD tương ứng 5,3% xuống còn 39,78 USD/thùng. Tính từ đầu tháng 9 đến nay, giá dầu thô Brent đã giảm 10%.
Giá dầu thô chịu áp lực giảm mạnh sau khi tập đoàn khai thác dầu khí quốc doanh Aramco thuộc Ả-rập Xê-út hạ mạnh giá bán dầu thô (OSP) tháng 10/2020 cho thị trường Châu Á. Điều này có thể cho thấy đà phục hồi nhu cầu sử dụng dầu thô đang suy yếu. Chuyên gia phân tích năng lượng Phil Verleger từ hãng PK Verleger LLC nhận định, việc Aramco hạ giá OSP tháng 10/2020 khiến dầu thô WTI của Hoa Kỳ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các khách hàng khu vực Châu Á.
Tại Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhu cầu sử dụng nhiên liệu được dự báo sẽ giảm xuống trong thời gian tới sau khi dịp nghỉ lễ Lao động diễn ra vào ngày 5/9 vừa qua đã đánh dấu việc kết thúc mùa lái xe đi chơi Hè, thời kỳ cao điểm tiêu thụ xăng dầu trong năm.
Ông Bob Yawger, giám đốc phụ trách thị trường hàng hoá năng lượng tại hãng chứng khoán Mizuho, cảnh báo việc các nhà máy lọc hoá dầu tại Hoa Kỳ sắp bước vào giai đoạn bảo dưỡng sẽ khiến nhu cầu sử dụng dầu thô sụt giảm mạnh, đẩy lượng tồn trữ dầu thô lên mức cao kỷ lục và điều này sẽ gia tăng áp lực giảm lên giá dầu thô.
Bên cạnh đó, giới quan sát lo ngại việc số ca nhiễm mới Covid-19 đang tăng cao tại một số quốc gia như Ấn Độ, Vương quốc Anh và Tây Ban Nha sẽ tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đã ở mức yếu, kéo theo đó là suy giảm triển vọng nhu cầu sử dung dầu thô.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá dầu thô vẫn đang ở mức cao hơn đáng kể so với mức thấp kỷ lục hồi tháng 4/2020 nhờ liên minh OPEC cắt giảm mạnh sản lượng khai thác. Liên minh OPEC bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Ả-rập Xê-út lãnh đạo và các quốc gia khai thác dầu thô đồng minh do Nga đứng đầu sẽ tiến hành họp vào ngày 17/9 tới đây để đánh giá việc cắt giảm sản lượng khai thác.
Giá dầu thô suy yếu trước triển vọng ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu Tính chung cả tuần này, giá dầu thô Brent và dầu thô WTI đã lần lượt giảm 1% và 1,6% trước các thông tin tiêu cực về triển vọng phục hồi kinh tế thế giới và nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19 lần hai. Số giàn khoan khai thác dầu thô và khí tự nhiên tại khu vực Bắc Mỹ tiếp tục...