Giá dầu thô bất ngờ lao dốc trở lại, lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô tiếp tục ở mức yếu
Giá dầu thô đã bất ngờ sụt giảm mạnh 8% do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô sẽ tiếp tục ở mức yếu khi số ca nhiễm mới Covid-19 đang tăng cao trên toàn cầu và tình trạng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ ở mức cao.
Một giàn khoan dầu hoạt động tại khu vực Vinh Mexico, Hoa Kỳ (Ảnh: Kataeb)
Chốt phiên giao dịch ngày 11/6, giá dầu thô Brent giao tương lai đã giảm mạnh 3,18 USD tương ứng 7,6% xuống còn 38,55 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai cũng giảm 3,26 USD tương ứng 8,2% còn 36,34 USD/thùng. Đây là mức giảm theo ngày mạnh nhất của giá dầu thô Brent kể từ ngày 21/4 và đối với giá dầu thô WTI là kể từ ngày 27/4.
Sự sụt giảm bất ngờ của giá dầu thô chủ yếu do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, sẽ sụt giảm trở lại khi số ca nhiễm mới Covid-19 đang tăng lên. Dữ liệu của hãng tin Reuters cho thấy số ca nhiễm Covid-19 tại Hoa KỲ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã vượt mốc 2 triệu người trong ngày 11/5 và tốc độ nhiễm mới đang tăng nhẹ sau khi giảm trong vòng 5 tuần trước đây.
Hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đã nới lỏng các biện pháp phong toả phòng chống đại dịch Covid-19, đặc biệt là các biện pháp hạn chế di chuyển vốn khiến nhu cầu sử dụng nhiên liệu suy giảm mạnh. Tuy nhiên mức tiêu thụ nhiên liệu vẫn thấp hơn 20% so với mức thông thường do người tiêu dùng vẫn lo ngại về tình trạng dịch bệnh. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cũng bày tỏ lo ngại nhu cầu sử dụng nhiên liệu yếu tại Hoa Kỳ sẽ vẫn còn tiếp tục kéo dài.
Video đang HOT
Trong ngày 11/6, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết “Một loạt vụ nhiễm mới Covid-19 có thể làm suy giảm mức độ tự tin của người tiêu dùng trong việc di chuyển, du lịch, sử dụng các dịch vụ của nhà hàng và các hoạt động giải trí.”
Giá dầu thô còn chịu tác động giảm trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ được dự báo sẽ còn đối mặt nhiều khó khăn trong trung hạn, các hoạt động kinh tế suy yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng nhu cầu sử dụng dầu thô. FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ sẽ đạt 9,3% vào cuối năm 2020 và sẽ mất nhiều năm để con số này giảm xuống; trong khi đó, mức lãi suất điều hành của FED được dự báo sẽ được giữ ở mức cực thấp, gần 0% trong ít nhất đến năm 2021.
Nếu nhu cầu sử dụng dầu thô tại Hoa Kỳ không phục hồi đủ mạnh thì các nhà lọc hoá dầu và vận chuyển dầu thô tại nước này sẽ đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Dữ liệu chính thức công bố ngày 11/6 cho thấy lượng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã bất ngờ tăng thêm 5,7 triệu thùng lên mức cao kỷ lục 538,1 triệu thùng; chủ yếu do lượng dầu thô nhập khẩu từ Ả-rập Xê-út cập cảng tăng lên.
Ông Gene McGillian, giám đốc nghiên cứu thị trường tại hãng tư vấn thị trường năng lương Tradition Energy, nhận định “Thực tế chúng ta đang đối mặt với tình trạng tồn trữ nhiên liệu trên quy mô toàn cầu. Bức tranh tổng thể chung trên thị trường dầu mỏ vẫn có những yếu tố tiêu cực.”
Bên cạnh đó một số quốc gia trong liên minh OPEC như Iraq và Nigeria đang không tuân thủ đúng cam kết cắt giảm sản lượng khai thác. Liên minh OPEC bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Ả-rập Xê-út lãnh đạo và các quốc gia khai thác dầu thô đồng minh do Nga đứng đầu đang thực thi thoả thuận cắt giảm sản lượng khai thác lên đến 9,7 triệu thùng/ngày tương đương 10% tổng nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Giá dầu thô tiếp tục tăng bất chấp việc tồn trữ dầu thô tại Mỹ chạm mức kỷ lục
Giá dầu thô tiếp tục tăng lên bất chấp dữ liệu cho thấy lượng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ đã tăng tuần thứ ba liên tiếp lên mức cao kỷ lục. Giới phân tích cảnh báo giá dầu thô đang vượt quá các yếu tố cơ bản.
Một giàn khoan dầu thô tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ (Ảnh: midlandtrust.com)
Chốt phiên giao dịch ngày 10/6, giá dầu thô Brent giao tương lai đã tăng 55 cents lên 41,73 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) cũng tăng 66 cents lên 39,60 USD/thùng.
Trong đầu phiên giao dịch, giá dầu thô đã chịu áp lực giảm hơn 2% trước khi bật tăng trở lại. Nguyên nhân chủ yếu do dữ liệu mới nhất của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy lượng dầu thô tồn trữ tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã tăng tuần thứ ba liên tiếp, tăng 5,7 triệu thùng lên mức cao kỷ lục 538,1 triệu thùng. Con số này cao hơn dự báo của giới chuyên gia đưa ra trước đó.
Lượng dầu thô tồn trữ tại Hoa Kỳ tăng lên chủ yếu do lượng lớn dầu thô xuất khẩu từ Ả-rập Xê-út, lên tới 1,5 triệu thùng/ngày, được chuyển đến Hoa Kỳ trong những tuần gần đây. Khi cuộc chiến giá dầu thô giữa Ả-rập Xê-út và Nga xảy ra hồi tháng 3 và tháng 4/2020, Ả-rập Xê-út đã đẩy mạnh việc bán dầu thô sang nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và giờ đây, các lô hàng đang được chuyển giao đến người mua.
Vào cuối phiên giao dịch thông tin Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã thu mua 126.000 thùng dầu bổ sung Quỹ dự trữ chiến lược của nước này đã hỗ trợ giá dầu thô tăng lên. Bên cạnh đó, dữ liệu của EIA cũng cho thấy mặc dù lượng tồn trữ các sản phẩm chưng cất từ dầu thô trong tuần trước đã tăng lên nhưng mức tăng này thấp hơn so với các tuần trước đó.
Mặc dù nhu cầu sử dụng dầu thô tại Hoa Kỳ đã bắt đầu tăng trở lại sau khi các tiểu bang dần nới lỏng các biện pháp phong toả, phòng chống đại dịch Covid-19 nhưng mức cầu hiện nay vẫn kém xa so với thời điểm thông thường.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá dầu thô Brent đã tăng hơn gấp đôi so với mức đáy 16 USD/thùng xác lập hồi tháng 4/2020 - mức thấp nhất trong vòng 21 năm trở lại đây. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo giá dầu thô đang tăng quá nhanh so với diễn biến của các yếu tố cơ bản và diễn biến của đại dịch Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu.
Tập đoàn ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho biết giá dầu thô có thể điều chỉnh giảm từ 15% đến 20% trong thời gian tới trong bối cảnh lượng tồn trữ dầu thô trên toàn thị trường đang ở mức khổng lồ, gần 1 tỷ thùng và nhiều yếu tố chưa chắc chắn về đà phục hồi nhu cầu sử dụng dầu thô sau đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần 1.
Giới phân tích cảnh báo rủi ro bùng phát của đại dịch Covid-19 lần 2 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài đến thị trường dầu mỏ toàn cầu vốn vừa phục hồi yếu ớt trong thời gian gần đây.
Ông Jim Ritterbusch, Chủ tịch hãng tư vấn thị trường năng lượng Ritterbusch and Associates (Hoa Kỳ), nhận định các yếu tố vĩ mô vốn hỗ trợ đà tăng của giá dầu thô trong hơn một tháng qua đã trở nên suy giảm đáng kể trong bối cảnh sự bật tăng mạnh của giá dầu thô bắt đầu có dấu hiệu vượt quá các yếu tố cơ bản.
Dầu thô giao dịch quanh ngưỡng 40 USD/thùng, thị trường chờ đợi quyết định của OPEC+ Giá dầu thô đã tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 4/6 trong bối cảnh thị trường chờ đợi quyết định chính thức của OPEC về việc liệu có kéo dài thoả thuận cắt giảm sản lượng khai thác hay không. Một giàn khoan dầu thô hoạt động trên Vịnh Mexico, Hoa Kỳ (Ảnh: Kataeb) Chốt phiên giao dịch ngày 4/6, giá dầu...