Giá dầu thế giới tăng trở lại
Mặc dù giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần, song đà tăng ở những phiên sau đó đã giúp giá dầu thế giới ghi nhận tuần đi lên đầu tiên trong sáu tuần qua.
Giá dầu thế giới tăng trở lại. Ảnh minh họa: TTXVN
Diễn biến tích cực này là nhờ việc đa số giới đầu tư đang đánh giá rằng những tác động kinh tế của dịch viêm đường hô hấp COVID-19 chỉ diễn ra trong ngắn hạn và kỳ vọng vào việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC-ngân hàng trung ương) sẽ đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế nhằm ngăn chặn nguy cơ suy giảm.
Phiên giao dịch mở đầu tuần này (ngày 10/2), giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong hơn một năm qua khi nhu cầu năng lượng tại Trung Quốc có xu hướng suy yếu do sự bùng phát của dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, việc giới đầu tư đang chờ đợi xem liệu Nga có chung tay với các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác trong việc tiếp tục cắt giảm sản lượng hay không cũng là nhân tố gây sức ép giảm cho giá dầu trong phiên này.
Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ đã đảo chiều đi lên trong bốn phiên giao dịch còn lại của tuần qua, khi số ca nhiễm mới của dịch viêm đường hô hấp COVID-19 tại Trung Quốc bắt đầu giảm và những quan ngại về tác động của dịch bệnh đối với tăng trưởng kinh tế thế giới cũng “dịu bớt”.
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/2, giá dầu tiếp tục duy trì đà tăng, giữa lúc Trung Quốc vẫn chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ cao ngay khi diễn biến của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2020 tăng 63 xu Mỹ (1,2%), lên 52,05 USD/thùng.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2020 cũng tiến 98 xu Mỹ, tương dương 1,7%, lên 57,32 USD/thùng.
Với kết quả này, giá dầu WTI ghi nhận mức tăng 3,4% trong cả tuần qua, trong khi giá dầu Brent đạt mức tăng tương ứng 5,2%. Đây là tuần đi lên đầu tiên của giá dầu thế giới kể từ tuần kết thúc ngày 3/1/2020.
Theo Bloomberg News, trong số các nhà máy lọc dầu độc lập, Công ty hóa dầu Shandong Shouguang Luqing của Trung Quốc đã mua tới 7 lô hà-ng dầu mỏ từ Nga, Angola và Gabon trong tháng 3 và tháng 4/2020, trong khi Công ty hóa dầu Sinochem Hongrun đã mua 1 lô h-àng dầu mỏ từ Gabon.
Tuy nhiên, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) mới đây đã hạ dự báo nhu cầu đối với dầu thô của tổ chức này bớt 200.000 thùng/ngày trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, qua đó làm dấy lên những đồn đoán rằng OPEC và các đồng minh, còn gọi là OPEC , có thể cắt giảm sản lượng hơn nữa.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết Nga vẫn là “quân bài” khó đoán trong kế hoạch cắt giảm thêm sản lượng của OPEC .
Các quan chức điện Kremlin nhấn mạnh rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa đưa ra quyết định về đề xuất của Ủy ban Kỹ thuật chung (JTC) về việc OPEC và các đồng minh để cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu dầu trong quý I/2020 sẽ giảm lần đầu tiên trong 10 năm qua trước khi phục hồi trở lại từ quý II/2020. IEA cũng hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong cả năm nay xuống còn 825.000 thùng/ngày.
Theo thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính đến hết ngày 13/2, số người tử vong do bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 ở nước này là 1.380 người, bao gồm cả 116 trường hợp tử vong mới ở Hồ Bắc và 5 người trường hợp ghi nhận tại các tỉnh thành khác của Trung Quốc đại lục trong ngày 14/2. Tổng số trường hợp nhiễm virus corona chủng mới hiện đã tăng lên 63.851 người.
Minh Trang (tổng hợp)
Theo bnews.vn
Giá dầu sắp có tuần tăng đầu tiên nhờ kỳ vọng OPEC+ giảm sâu sản lượng
Giá dầu ổn định trong phiên 14/2, đang trên đà ghi nhận tuần phục hồi sau 5 tuần giảm liên tiếp nhờ sự lạc quan vào nguồn cung được cắt giảm.
Giá "vàng đen" giảm nhẹ trong phiên cuối tuần, song sắp chứng kiến tuần tăng đầu tiên sau 5 tuần lao dốc do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 khởi phát từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối năm ngoái.
Thị trường dầu mỏ ghi nhận đà phục hồi giá trong tuần này nhờ kỳ vọng rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, dẫn đầu là Nga, để hạn chế ảnh hưởnng do nhu cầu tăng chậm ở Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên 14/2.
Cụ thể, giá dầu Brent hạ 9 xu Mỹ, được giao dịch ở mức 56,25 USD/thùng sau khi tăng 1% trong phiên trước đó. Giá mặt hàng dầu này đang trên đà chứng kiến tuần leo dốc hơn 3,3% lần đầu tiên kể từ ngày 10/1.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ sụt nhẹ 1 xu Mỹ, xuống còn 51,41 USD/thùng. Tính đến phiên ngày 14/2, giá dầu WTI nhích 0,5% và sắp đạt mức tăng hơn 2,2% trong tuần nay.
Hiện tại, giá dầu thô đã giảm khoảng 20% so với mức đỉnh thiết lập hôm 8/1 do lo ngại về tình trạng dư cung cùng với sự sụt giảm về nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 làm đình trệ các hoạt động kinh tế tại nước này.
Để hạn chế đà lao dốc của giá "vàng đen trong bối cảnh sự lây lan COVID-19 chưa được kiểm soát, các nước OPEC cùng các đồng minh, còn được gọi là nhóm OPEC , đang cân nhắc cắt giảm sản lượng tới 2,3 triệu thùng/ngày để cân bằng nguồn cung - cầu trên thị trường.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích dầu mỏ cho rằng tác động từ dịch COVID-19 đối với nhu cầu dầu mỏ hiện mới chỉ giới hạn tại Trung Quốc.
Helima Croft - Giám đốc chiến lược hàng hóa tại Citadel Magnus, nhận xét: "Sự lây lan của COVID-19 chủ yếu tập trung tại Trung Quốc, song tâm lý của các thương nhân phần nào vẫn bị ảnh hưởng từ những thông tin mới nhất liên quan đến diễn biến của dịch COVID-19. Dẫu vậy, xét về các yếu tố cơ bản, chúng tôi nhận định tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu mỏ do dịch bệnh này chỉ xảy ra tại thị trường Trung Quốc và hiện vẫn chưa lan rộng đến nhu cầu toàn cầu".
Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế vẫn bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc đối với thị trường năng lượng thế giới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 13/2 cho biết, nhu cầu dầu mỏ trong quý I/2020 sẽ giảm so với cùng thời điểm năm ngoái do dịch COVID-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Theo dự báo của IEA, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ giảm 435.000 thùng/ngày trong quý I/2020, thấp hơn quý I/2019. Đây là quý đầu tiên nhu cầu giảm trong vòng 10 năm qua, báo cáo của IEA cho biết.
Nhu cầu sụt giảm đã khiến IEA hạ dự báo tăng trưởng thị trường vào khoảng 365.000 đến 825.000 thùng/ngày, số liệu thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay.
Nền kinh tế Trung Quốc trong quý I dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2009, theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế do Reuters thực hiện.
Theo kinhtedothi.vn
Giá xăng dầu hôm nay 12/2 Trạng thái tâm lý lo ngại của giới đầu tư trên thị trường dầu mỏ phần nào được cải thiện khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell có tuyên bố đầy lạc quan về nền kinh tế Mỹ, qua đó hỗ trợ giá xăng dầu hôm nay đi lên. Ảnh minh hoạ Theo ghi nhận của Petrotimes, tính...