Giá dầu thế giới tăng 3%
Trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 16/6, giá dầu thế giới tăng 3% khi chứng khoán Mỹ khởi sắc và Cơ quan Năng lượng Quốc tế ( IEA) nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2020. Nhưng đà tăng trong phiên này bị giới hạn bởi những lo ngại về khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai.
Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,24 USD/thùng, hay 3,1%, lên 40,96 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng 1,26 USD/thùng, hay 3,4% và đóng phiên ở mức 38,38 USD/thùng.
Phiên này, thị trường nhận được lực đẩy khi Phố Wall mở phiên trong sắc xanh, sau khi doanh số bản lẻ tăng kỷ lục trong tháng Năm đã tiếp thêm hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhanh chóng hậu đại dịch. Bên cạnh đó, tâm lý trên thị trường còn được thúc đẩy bởi số liệu cho thấy tỷ lệ tử vọng do dịch COVID-19 giảm xuống khi thử nghiệm một loại thuốc mới.
Ngoài ra, trong báo cáo hàng tháng, IEA dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2020 sẽ ở mức 91,7 triệu thùng/ngày, cao hơn 500.000 thùng/ngày so với dự báo trong báo cáo tháng Năm, nhờ hoạt động tiêu dùng mạnh hơn dự đoán trong thời gian phong tỏa do dịch COVID-19.
Tuy nhiên, IEA nhận định sự sụt giảm trong hoạt động hàng không do dịch bệnh sẽ khiến nhu cầu dầu của thế giới không thể quay về các mức trước đại dịch vào trước năm 2022.
Đà tăng trong phiên này phần nào bị giới hạn khi số ca nhiễm COVID-19 đã tăng lên hơn 8 triệu ca trên toàn thế giới trong tuần này, với sự gia tăng mạnh ở Mỹ Latin, trong khi Mỹ và Trung Quốc đang ứng phó với các đợt bùng phát mới.
Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 17/2, giữa lúc thị trường kỳ vọng việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC , tiếp tục cắt giảm sản lượng có thể sẽ giúp thắt chặt nguồn cung toàn cầu, qua đó hỗ trợ cho giá "vàng đen".
Một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào lúc 00 giờ 55 phút ngày 18/2 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tại thị trường London (Vương quốc Anh) tăng 27 xu Mỹ lên 57,59 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York (Mỹ) tăng 23 xu Mỹ lên 52,28 USD/thùng.
Tâm lý của các nhà đầu tư đã được khích lệ bởi một loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã thực hiện để ứng phó với các tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Cụ thể, trong ngày 17/2, PBoC đã hạ lãi suất các khoản cho vay công cụ cho vay trung hạn (MLF) trị giá 200 tỷ NDT (khoảng 28,66 tỷ USD) cho các thể chế tài chính từ 3,25% xuống còn 3,15%. Không có khoản vay MLF nào đáo hạn trong ngày 17/2. Ngoài ra, cũng trong ngày 17/2, khi lượng hợp đồng mua lại (repo) đảo ngược trị giá 1.000 tỷ NDT đáo hạn, PBoC còn bơm 100 tỷ NDT vào thị trường thông qua thỏa các hợp đồng repo đảo ngược thời hạn 7 ngày.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ đến từ những dự đoán về khả năng OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , sẽ xem xét cắt giảm thêm sản lượng dầu nhằm hỗ trợ giá "vàng đen".
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần trước cho biết dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ khiến cho nhu cầu dầu toàn cầu giảm tới 435.000 thùng/ngày trong quý I/2020 và đây sẽ là quý giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009.
Theo Anh Quân (TTXVN)
Giá xăng dầu hôm nay 17/6: WTI áp sát mức 15 USD, Brent đạt mức 40 USD Giá dầu thế giới đã dần hồi phục được mức trước đó sau thông tin cuộc họp của OPEC sẽ diễn ra vào hôm nay. Trong khi đó, thị trường xăng dầu trong nước không có biến động mới. Giá xăng dầu thế giới Sáng nay, 17/6, trong giao dịch dầu thô thế giới, dầu thô WTI giảm 0,06 USD/thùng tương ứng 0,4%,...