Giá dầu thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng
Đi xuống ở bốn trong năm phiên giao dịch của tuần này, giá dầu WTI đã để tuột mốc 40 USD/thùng và cả hai loại dầu chủ chốt đều chứng kiến mức sụt giảm mạnh xấp xỉ 7% trong cả tuần.
Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngay từ phiên giao dịch đầu tiên của tuần này, cũng là phiên giao dịch khép lại tháng 8/2020, giá dầu thế giới đã lao dốc, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu vẫn dưới mức trước khi bùng phát dịch COVID-19, còn sản lượng dầu của Mỹ tăng.
Phiên 1/9 đánh dấu phiên đi lên đầu tiên của giá dầu trong bốn phiên, nhờ dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ cho thấy dấu hiệu phục hồi, qua đó thúc đẩy triển vọng nhu cầu năng lượng. Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số sản xuất tăng từ 54,2% trong tháng 7/2020 lên 56% trong tháng 8/2020, tăng 4 tháng liên tiếp.
Video đang HOT
Trong khi đó, sản xuất năng lượng ở khu vực Vịnh Mexico đã phục hồi đáng kể sau khi bão Laura đổ bộ hồi tuần trước. Cục Thực thi An toàn và Môi trường (BSEE) ngày 1/9 ước tính rằng 28,4% sản lượng dầu ngoài khơi Vịnh Mexico bị mất, cùng với khoảng 25% sản lượng khí thiên nhiên.
Dầu quay đầu giảm trong ba phiên liên tiếp tới cuối tuần này sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng My (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 9,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/8, lớn hơn so với mức dự báo giảm 1,2 triệu thùng của các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát của S&P Global Platts. Ở mức 498,4 triệu thùng, dự trữ dầu thô của Mỹ hiện đã tăng khoảng 14% so với mức cùng kỳ 5 năm trước đây.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (ngày 4/9), giá hai loại dầu chủ chốt là dầu Brent và dầu ngọt nhẹ (WTI) đều giảm sâu. Đáng chú ý, giá dầu WTI rớt mốc 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ đầu tháng 7/2020, góp phần nới rộng đà lao dốc trong tuần qua do những lo ngại về triển vọng nhu cầu, đà sụt giảm trên thị trường chứng khoán, và đồng USD mạnh lên đã khiến giá dầu lùi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2020.
Kết thúc phiên này, giá dầu WTI giao tháng 10/2020 hạ 1,6 USD (3,9%), xuống 39,77 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2020 mất 1,41 USD (3,2%), xuống 42,66 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đều chốt ở mức thấp nhất kể từ ngày 9/7. Tính chung tuần qua, giá dầu WTI giảm 7%, dứt chuỗi bốn tuần đi lên liên tiếp, trong khi giá dầu Brent “mất” 6,9% trong cả tuần.
Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, nhận định rằng giá dầu đang chịu sức ép bởi đà tăng của đồng USD, và bị tác động tiêu cực bởi tâm lý né tránh rủi ro và bán tháo trên thị trường. Ông Smith nêu rõ nhu cầu dầu thô tại Mỹ đang bị kìm hãm, khi nhu cầu các sản phẩm xăng dầu giảm và dự trữ tăng, đặc biệt liên quan đến các sản phẩm chưng cất.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes vào ngày 4/9 cho thấy số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 1 giàn, lên 181 giàn trong tuần này, sau khi mất 3 giàn trong tuần trước.
Giá dầu hôm nay diễn biến trái chiều trong bối cảnh tồn kho Mỹ giảm mạnh
Trong khi dầu WTI đang quay đầu tăng trở lại, dầu Brent lại đang có mức giảm tương đối mạnh.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 41,71 USD/thùng - tăng 0,46%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 44,43 USD/thùng - giảm 2,52%.
Trong phiên giao dịch trước đó, có thời điểm giá dầu WTI đã tăng lên 43,08 USD/thùng, còn giá dầu Brent là 45,9 USD/thùng.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của nước này giảm 6,4 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 28/8 xuống còn khoảng 501,2 triệu thùng, so với dự đoán của các nhà phân tích về việc giảm 1,9 triệu thùng. Các kho dự trữ xăng cũng giảm 5,8 triệu thùng, nhiều hơn dự đoán giảm 3 triệu thùng.
Nhu cầu dầu của Trung Quốc được cho là đã tăng 16,7% so với tháng 6 ở mức 14,16 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy, điều này phản ánh sức mạnh trong sự phục hồi kinh tế của nước này. Số liệu nhu cầu của tháng Bảy cũng cao hơn một năm trước, đạt 12,83 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, chỉ số quản trị mua hàng chính thức (PMI) của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng lên 54,5 trong tháng 8 từ mức 54,1 vào tháng 7. Với xu hướng các ngành dịch vụ thường hoạt động mạnh mẽ hơn sản xuất, kể từ sau đại dịch, dữ liệu này củng cố hy vọng rằng tiêu dùng tư nhân cuối cùng cũng đang phục hồi.
Về nguồn cung toàn cầu, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh OPEC đã tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tháng 8, theo Reuters.
Giá dầu hôm nay diễn biến trái chiều, tín hiệu tích cực từ Mỹ Giá dầu hôm nay diễn biến trái chiều, dầu WTI đang tiến tới ngưỡng 43 USD, trong khi dầu Brent rời khỏi mốc 46 USD. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 42,88 USD/thùng - tăng 0,59%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 45,28 USD/thùng...