Giá dầu thế giới quay đầu hồi phục
Trong phiên 19/12 tại châu Á, giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn tăng 7 xu, hay 0,15%, lên 46,31 USD/thùng, sau khi giảm 7,3% và rơi xuống đáy kể từ tháng 8/2017 trong phiên trước.
Giá dầu thế giới quay đầu hồi phục . Ảnh: TTXVN
Giá dầu đã phục hồi trong phiên giao dịch ngày 19/12 tại châu Á, khi các thị trường chứng khoán toàn cầu có dấu hiệu ổn định dần, song dầu thô vẫn chịu sức ép từ những lo ngại về tình trạng dư cung và kinh tế thế giới tăng trưởng chậm hơn đã khiến giá giảm mạnh trong ba phiên trước.
Giá dầu West Texas Intermediate (WTI) kỳ hạn tăng 7 xu, hay 0,15%, lên 46,31 USD/thùng vào lúc 14 giờ 22 phút theo giờ Việt Nam, sau khi giảm 7,3% và rơi xuống đáy kể từ tháng 8/2017 trong phiên trước.
Trong khi đó, giá dầu Brent chuẩn của toàn cầu tăng 20 xu, hay 0,36%, lên 56,46 USD/thùng, sau khi giảm 5,6% và có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng trong phiên trước.
Video đang HOT
Giá dầu Brent đã giảm hơn 30% so với mức đỉnh gần đây là 86,74 USD/thùng được ghi nhận trong phiên 3/10, trong khi giá dầu WTI giảm gần 40% từ mức cao kỷ lục nhiều năm là 76,9 USD/thùng vào phiên 4/10.
Theo người phụ trách giao dịch tại châu Á-Thái Bình Dương của OANDA, Stephen Innes, giá dầu WTI phục hồi trong phiên này là nhờ động lực đến từ thị trường chứng khoán Mỹ. Chỉ số S&P 500 chốt phiên 18/12 tăng nhẹ và chỉ số Dow Jones tăng 0,35%, cùng chấm dứt chuỗi mất điểm.
Trong khi đó, trong bối cảnh đã có những lo ngại về tình trạng dư cung, Viện Xăng dầu Mỹ ngày 18/12 cho biết, dự trữ dầu thô của nước này bất ngờ tăng trong tuần trước. Nếu Chính phủ Mỹ xác nhận điều đó trong báo cáo công bố ngày 19/12 thì đây là lần đầu tiên dự trữ dầu thô của nước này tăng trong khoảng ba tuần.
Theo giới phân tích, kế hoạch cắt giảm sản lượng mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dẫn đầu cho đến nay đã không có tác dụng thúc đẩy giá dầu, khi phải đến tháng tới mới được thực hiện.
Sản lượng của nước đứng đầu OPEC là Saudi Arabia cùng với Mỹ và Nga, những nước sản xuất dẫn đầu ngoài khối, đã đạt hoặc gần đến mức kỷ lục. Chính phủ Mỹ cho biết sản lượng dầu đá phiến ước tính sẽ tăng lên trên 8 triệu thùng/ngày lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2018. Trong khi đó, sản lượng của Nga hiện đã đạt kỷ lục 11,42 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, có một số yếu tố đang thắt chặt nguồn cung như công ty dầu mỏ nhà nước của Libya thông báo đóng cửa mỏ lớn nhất nước này.
Thêm vào đó, bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 thực hiện đường lối cải cách, mở cửa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không đưa ra các biện pháp hỗ trợ cụ thể nào cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trái với kỳ vọng của các nhà đầu tư về chính sách tài khóa nới lỏng và việc cắt giảm thuế.
Thị trường dầu mỏ cũng đang hướng sự chú ý tới kết quả cuộc họp trong hai ngày 18-19/12 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed được cho là sẽ tăng lãi suất lần thứ tư trong năm nay tại cuộc họp này./.
Lê Minh (Theo Reuters)
Giá dầu châu Á giảm 1% chiều 7/12
Trong phiên 7/12, giá dầu châu Á vẫn đi xuống do lo ngại OPEC trì hoãn quyết định cắt giảm khai thác và trông đợi Nga hỗ trợ việc cắt giảm
Giá dầu châu Á giảm 1% chiều 7/12 . Ảnh minh họa: Reuters
Trong phiên giao dịch ngày 7/12, giá dầu trên thị trường châu Á tiếp tục sụt giảm do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng Tổ chưc Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ trì hoãn đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng trong lúc trông đợi Nga ủng hộ động thái giảm hoạt động khai thác "vàng đen".
Trong phiên chiều 7/12 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 0,52 USD, hay 1%, xuống 50,98 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm xuống dưới 60 USD/thùng, sau khi giảm 0,57 USD (1%) xuống 59,49 USD/thùng.
Giá dầu mỏ đi xuống sau khi đã giảm gần 3% trong phiên trước đó, bởi cuộc họp của OPEC tại Vienna (Áo) ngày 6/12 đã không đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ, mà thay vào đó sẽ thảo luận về đề xuất cắt giảm trong ngày 7/12.
Cùng ngày, hãng in RIA dẫn một nguồn tin nói rằng Nga chỉ muốn cắt giảm sản lượng dầu mỏ khai thác với mức cắt giảm tối đa không quá 150.000 thùng/ngày trong ba tháng đầu năm tới.
Các quốc gia khai thác "vàng đen" đã bị tác động từ việc giá dầu thô giảm hơn 30% kể từ tháng 10 vừa qua, trong bối cảnh nguồn cung năng lượng tăng cao, trong lúc triển vọng nhu cầu tiêu thụ ảm đạm khi nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại.
Sản lượng khai thác dầu mỏ của OPEC, Nga và Mỹ - những nhà khai thác lớn nhất thế giới - đã tăng thêm hơn 3,3 triệu thùng/ngày kể từ cuối năm 2017, đạt 56,38 triệu thùng/ngày, đáp ứng khoảng gần 60% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng thêm 2,5 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2016 và đạt mức cao kỷ lục 11,7 triệu thùng/ngày, qua đó đưa Mỹ trở thành nước khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Q.Chung (Theo Reuters)
Bank of America: Dầu WTI và Brent sẽ ở mức 59 USD/thùng và 70 USD/thùng năm 2019 Trong phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu trên thị trường châu Á giảm do lo ngại nguồn cung "vàng đen" dư thừa ở Mỹ và thị trường chứng khoán châu Á mất điểm. Bank of America: Dầu WTI và Brent sẽ ở mức 59 USD/thùng và 70 USD/thùng năm 2019 . Ảnh: AFP Trong phiên chiều nay, tại sàn giao dịch điện...