Giá dầu thế giới phiên 21/6 phục hồi do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 21/6, sau khi giảm mạnh trong tuần trước.
Một cơ sở lọc dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Bảy tăng 1,09 USD, hay 1%, lên chốt phiên ở mức 110,65 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York.
Giá dầu Brent giao tháng Tám tăng 52 xu Mỹ, hay 0,5%, lên 114,65 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn ICE ở London. Giá dầu được hỗ trợ khi các nguồn cung thắt chặt lại gây lo ngại.
Giám đốc điều hành công ty dầu khí ExxonMobil (Mỹ) Darren Woods trong cùng ngày cho rằng sẽ cần thời gian để ổn định thị trường năng lượng và ông nhận định thị trường dầu mỏ sẽ thắt chặt tương đối trong 3-5 năm.
Trong các báo cáo hàng tháng công bố tuần trước, cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đều cảnh báo nguồn cung dầu sẽ tiếp tục hạn chế.
Trong tuần trước, giá dầu giảm mạnh, với dầu WTI giảm 9,2% và dầu Brent giảm hơn 7%, khi những lo ngại về suy thoái gia tăng.
Giá dầu thế giới khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần 31/1, khép lại tháng tăng giá mạnh nhất trong một năm qua, thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và Trung Đông.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu ở Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 1,33 USD (1,5%), lên 88,15 USD/thùng. Giá của loại dầu này chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2014 vào cuối tuần trước và đánh dấu tuần tăng giá thứ sáu liên tiếp. Giá dầu WTI tăng 17% trong tháng 1/2022, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2021.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4/2022 tăng 74 xu Mỹ (0,8%), lên 89,26 USD/thùng.
Các nhà phân tích thị trường đều kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC , sẽ giữ nguyên chính sách tăng dần sản lượng khi nhóm này tiến hành cuộc họp chính sách vào ngày 2/2 tới. Hiện OPEC đang duy trì kế hoạch nâng sản lượng thêm 400.000 thùng mỗi ngày kể từ tháng Tám năm ngoái.
Louise Dickson, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp của công tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy) cho biết: "Nguồn cung tăng 400.000 thùng/ngày là quá ít để thị trường đánh giá và quan trọng hơn là không được OPEC đáp ứng hoàn toàn. Do đó, giải pháp ngắn hạn duy nhất để cân bằng cung-cầu trên thị trường sẽ đến từ OPEC , và được dẫn dắt bởi Saudi Arabia, nhà sản xuất có công suất dự phòng lớn nhất thế giới".
Căng thẳng địa chính trị liên quan đến các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã gia tăng trong tháng Một vừa qua. Người đứng đầu NATO cho biết, châu Âu cần đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng khi Anh cảnh báo rằng "rất có khả năng" căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng.
Bất ổn ở Kazakhstan gây rủi ro lớn cho thị trường năng lượng thế giới Kazakhstan là nước xuất khẩu urani lớn nhất thế giới và nằm trong số những nước sản xuất dầu và than đá hàng đầu. Biểu tình bạo lực ở Kazakhstan gây tâm lý lo lắng trên các thị trường năng lượng. Người biểu tình tập trung tại thành phố Almaty, Kazakhstan ngày 5/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin DW, sau nhiều năm ổn...