Giá dầu thế giới giảm tuần thứ 5 liên tiếp do tác động của dịch Covid-19
Giá dầu thế giới tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/3, giữa bối cảnh nhu cầu năng lượng trên toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động của dịch v Covid-19.
Đây là tuần thứ 5 liên tiếp giá “ vàng đen” lao dốc, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký thông qua gói kích thích kinh tế khổng lồ nhằm hạn chế tổn hại kinh tế từ dịch bệnh này.
Kết thúc phiên giao dịch này, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tại thị trường New York giao tháng 5/2020 hạ 1,09 USD (tương đương 4,8%) xuống 21,51 USD/thùng và lùi 5% trong cả tuần qua. Trong khi đó, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tại thị trường London cũng mất 1,41 USD (5,4%), xuống 24,93 USD/thùng, qua đó nới rộng đà giảm của cả tuần lên 7,6%. Như vậy, cả 2 loại dầu chủ chốt này đều chứng kiến tuần giảm giá tứ 5 liên tiếp.
Giá dầu thế giới giảm mạnh đã dẫn đến việc số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ liên tục giảm bớt trong hai tuần qua. Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes ngày 27/3 cho hay, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này đã giảm từ 40 giàn xuống 624 giàn, sau khi mất 19 giàn trong tuần trước đó.
Video đang HOT
Trong khi đó, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia tiếp tục kéo dài. Kirill Dmitriev, Giám đốc Quỹ đầu tư quốc gia Nga cho hay, một thỏa thuận OPEC mới có thể được thiết lập nếu các nước khác tham gia. Nga đang liên lạc với Saudi Arabia và các nước khác để đề xuất về kế hoạch này.
Dựa trên những cuộc liên lạc, Moscow nhận thấy nếu số lượng thành viên OPEC tăng và các nước khác cùng tham gia, có thể đạt được một thỏa thuận chung nhằm cân bằng thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, cùng ngày, Saudi Arabia cho biết, Vương quốc này không có bất kỳ liên hệ nào với Moscow về việc cắt giảm sản lượng dầu hay xây dựng liên minh OPEC .
Từ đầu tháng 3 tới nay, giá dầu WTI và Brent đã để mất 50%, do sự phong tỏa của các nền kinh tế chủ chốt nhằm đối phó với đại dịch Covid-19, khiến nhu cầu dầu thô giảm đáng kể. Ba phiên giao dịch đầu tuần này (ngày 23-24-25/3), giá dầu thế giới đi lên khi thị trường kỳ vọng các chương trình kích thích kinh tế mới của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giúp bù đắp những tổn hại do dịch Covid-19 gây ra.
Fed đã đưa ra thêm một loạt biện pháp nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, đồng thời tuyên bố sẽ mua một lượng không giới hạn trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp để hỗ trợ hoạt động của các thị trường tài chính.
Trong khi đó, các lãnh đạo Nhà Trắng và Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận vào sáng sớm ngày 24/3 về gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới trước những ảnh hưởng bất lợi ngày càng tăng của dịch Covid-19.
Giá dầu thế giới tăng trở lại sau 6 phiên giảm liên tiếp
Giá dầu thế giới đã đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch ngày 2/3 sau dự đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh sẽ cắt giảm thêm sản lượng "vàng đen" tại cuộc họp vào ngày 5-6/3.
Một cơ sở lọc dầu ở thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 tại thị trường New York (Mỹ) tăng 4,45% lên 46,75 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn tại London (Anh) tăng 4,5% lên 51,90 USD/thùng.
Sự phục hồi của giá dầu trong ngày 2/3 đã đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2019 và kết thúc chuỗi 6 ngày giảm liên tiếp trước đó.
OPEC và các quốc gia đối tác sản xuất dầu mỏ dự kiến sẽ có cuộc họp vào ngày 5-6/3 để đánh giá các chính sách về hoạt động khai thác dầu và đề xuất các mức cắt giảm sản lượng mạnh hơn trong quý II/2020 và sau đó.
Trong khi đó, Bank of America Global Research ngày 2/3 đã hạ mức dự đoán giá dầu Brent và WTI giao kỳ hạn trung bình trong năm 2020 lần lượt từ 62 USD/thùng và 57 USD/thùng xuống còn 54 USD/thùng và 49 USD/thùng. Theo Bank of America Global Research, việc hạ dự báo giá dầu nói trên là do tăng trưởng kinh tế đang chững lại và mức tăng trưởng cung dầu thô của Mỹ trong năm 2020 có thể giảm xuống còn 500.000 thùng/ngày.
Liên quan đến thị trường dầu thô, ngày 2/3, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) công bố báo cáo cho biết sản lượng dầu thô hàng năm của Mỹ đã đạt mức kỷ lục mới là 12,23 triệu thùng/ngày trong năm 2019, cao hơn 11% so với mức năm 2018. Theo cơ quan trên, mặc dù sản xuất dầu thô của Mỹ đã tăng đáng kể trong 10 năm qua, song mức tăng trưởng của năm 2019 lại giảm so với con số 17% của năm 2018. Texas vẫn là bang sản xuất dầu thô lớn hơn các bang và vùng của Mỹ, chiếm tới 41% tổng sản lượng quốc gia trong năm 2019.
Theo báo cáo mới nhất về Triển vọng Năng lượng ngắn hạn, công bố ngày 11/2, dự báo dầu thô của Mỹ sẽ tăng trong năm 2020 lên mức trung bình là 13,2 triệu thùng/ngày và 13,6 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Phương Hoa
Theo TTXVN
Dầu thô phiên cuối tuần tăng nhẹ nhờ hàng loạt hỗ trợ Thị trường dầu thô trong phiên giao dịch cuối tuần này đã tăng nhẹ nhờ hàng loạt những sự hỗ trợ từ OPEC và các quỹ phòng hộ. Cụ thể, chốt phiên giao dịch tại Mỹ, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3-2020 đứng ở mức 61,49 USD/thùng, tăng 0,01 USD trong phiên. Tuy nhiên,...