Giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng trong ngày cao kỷ lục phiên 2/4
Khép phiên giao dịch ngày 2/4, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 21% lên 29,94 USD/ thùng; trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 24,7% lên 25,32 USD/thùng.
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng trong ngày cao kỷ lục trong phiên giao dịch 2/4, giữa bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng Nga và Saudi Arabia sẽ thông báo về việc cắt giảm sản lượng khai thác quy mô lớn.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia đang kêu gọi các nhà sản xuất dầu toàn cầu triệu tập một cuộc họp khẩn cấp nhằm giải quyết những xáo trộn tại thị trường “vàng đen.”
Khép phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 21% lên 29,94 USD/ thùng.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 24,7% lên 25,32 USD/thùng.
Trong phiên, có lúc giá dầu Brent tăng đến 47%, mức tăng tính theo phần trăm trong ngày cao nhất từ trước tới nay.
Video đang HOT
Trong khi đó, giá WTI có lúc tăng 35%, mức tăng theo tỷ lệ phần trăm trong ngày cao thứ hai từ trước đến nay, sau mức 36% ghi nhận trong phiên 19/3 vừa qua.
Tổng thống Trump ngày 31/3 vừa qua cho biết ông đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman nhằm chấm dứt đà lao dốc của giá dầu.
Ông hy vọng Saudi Arabia và Nga sẽ cắt giảm sản lượng 10-15 triệu thùng dầu, khi mà hai nước này bày tỏ sẵn sàng đạt một thỏa thuận.
Một thỏa thuận có quy mô lớn nói trên đòi hỏi sự tham gia của các nước sản xuất dầu lớn khác ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Saudi Arabia cho hay nước này sẽ kêu gọi OPEC triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các vấn đề liên quan.
Theo thông tin từ Wall Street Journal, Saudi Arabia sẽ cân nhắc giảm sản lượng xuống khoảng 9 triệu thùng dầu/ngày, hoặc bớt khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày so với mức tăng sản lượng nước này dự kiến trong tháng Tư này.
Bất chấp đà tăng có được trong phiên này, giá dầu vẫn giảm hơn một nửa kể từ đầu năm đến nay.
Thị trường suy giảm vào đầu tháng Ba khi Saudi Arabia và Nga không thể đạt các điều kiện về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng, và Saudi Arabia tăng sản lượng lên hơn 12 triệu thùng dầu/ngày.
Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch COVID-19 đã làm giảm nghiêm trọng nhu cầu đối với nhiên liệu.
Giá dầu Mỹ trong những ngày gần đây đã nhiều lần giảm xuyên thủng ngưỡng 20 USD/thùng./.
K.Dung
Giá dầu thế giới tăng đáng kể trong phiên 19/3
Giá dầu thế giới đã tăng đáng kể trong phiên giao dịch 19/3, giữa bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu nỗ lực lấy lại đà phục hồi sau khi sụt giảm mạnh thời gian qua do tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép phiên này, tại sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 tăng 23,8% lên 25,22 USD/thùng. Trong khi đó, tại London ICE Futures Exchange, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2020 tăng 14,4% lên khép phiên ở mức 28,47 USD/thùng.
Trong phiên trước đó 18/3, giá dầu WTI giảm 24,4% xuống 20,37 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ phiên 20/2/2002. Giá dầu Brent Biển Bắc cũng để mất 13,4% xuống còn 24,88 USD/thùng.
Nhận định về những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới tại thời điểm hiện nay, giới chuyên gia cho rằng thị trường có khả năng vẫn chưa bình ổn trong thời gian tới, giữa lúc nhu cầu đối với dầu vẫn yếu, cùng với các tác động từ dịch COVID-19 và những lo ngại về một cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga.
Nhà phân tích năng lượng Carsten Fritsch, thuộc Commerzbank Research, trong một lưu ý ngày 19/3 nhận định rằng trong ngắn hạn, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm nhanh hơn nữa khi ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra các lệnh hạn chế đi lại và phong tỏa nhằm chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Nguồn cung dầu có khả năng tiếp tục dôi dư trong quý II/2020.
Hồi đầu tháng này, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, do Nga dẫn đầu, đã không đạt được thỏa thuận về vấn đề cắt giảm sản lượng, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến giá dầu. Saudi Arabia và Nga hiện đã thông báo về việc gia tăng đáng kể sản lượng "vàng đen".
Giá vàng thế giới giảm hơn 1%
Vào lúc 1 giờ 07 phút ngày 20/3 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giảm 1,2% xuống 1.468,42 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tăng 0,1% và khép phiên ở mức 1.479,30 USD/ounce.
Ông David Meger, chuyên gia của công ty High Ridge Futures, cho rằng rõ ràng vàng đang không giữ được vai trò là kênh trú ẩn an toàn, mà giới đầu tư đang hướng về tiền mặt nhiều hơn.
Bên cạnh đó, đồng USD đã xác lập mức cao mới trong 3 năm qua do nhu cầu mạnh, bất chấp những đợt gia tăng thanh khoản gần đây của ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới.
Chuyên gia Jim Wyckoff của công ty Kitco Metals nhận định những diễn biến trên thị trường đã cho thấy đồng USD vẫn chiếm ưu thế trong những thời kỳ khó khăn, và việc tăng cường nắm giữ đồng tiền này đang gây rối loạn trên các thị trường tài chính.
Sự lây lan nhanh của dịch COVID-19 đã gây tâm lý hoang mang và châm ngòi cho hoạt động bán tháo nhiều loại tài sản, trong đó có cả các kim loại quý được xem là kênh trú ẩn an toàn như vàng. Số liệu chính thức của Mỹ cho thấy số người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp của nước này đã tăng mạnh trong tuần trước lên mức cao nhất kể từ năm 2017, dấu hiệu đầu tiên phản ánh tác động của dịch COVID-19 đối với thị trường lao động Mỹ.
Phiên này, trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạch kim giảm 5,1% xuống còn 592,83 USD/ounce, phiên thứ bảy liên tiếp giảm giá. Trong khi đó, giá bạc tăng 0,5% lên 12,05 USD/ounce nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất trong 11 năm qua ghi nhận phiên trước đó.
K.Dung - Khánh Ly (TTXVN.vn)
Giá dầu, chứng khoán đồng loạt giảm sâu Nối tiếp đà giảm sâu từ phiên giao dịch đầu tuần, ngày 17/3, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Chỉ số VN-Index chỉ còn 738,7 điểm, giảm 9 điểm so với phiên giao dịch trước đó. Cùng với đó, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu. Giá dầu, chứng khoán đồng loạt giảm sâu. ảnh minh họa Trên thị trường...