Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều phiên 19/8
Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 19/8.
Thị trường đang lo ngại về nhu cầu nhiên liệu yếu của Mỹ trong khi các nhà sản xuất dầu trên toàn cầu quan ngại đợt bùng phát thứ hai kéo dài của đại dịch COVID-19 gây rủi ro lớn cho sự phục hồi của thị trường dầu mỏ.
Giá dầu thế giới diễn biến trái chiều phiên 19/8. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 9 xu Mỹ xuống 45,37 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 4 xu Mỹ lên 42,93 USD/thùng.
Video đang HOT
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,6 triệu thùng trong tuần trước, nhưng nhu cầu nhiên liệu của nước này trong 4 tuần gần đây đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà phân tích cấp cao Phil Flynn tại Price Futures Group ( Chicago, Mỹ) cho rằng sự sụt giảm nhu cầu đối với xăng dầu là mối quan ngại lớn vì điều duy nhất có thể có thể thúc đẩy sự phục hồi của thị trường dầu mỏ là nhu cầu.
Tuy vậy, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman đánh giá rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch ngay sau quý IV/2020, đồng thời hối thúc việc tuân thủ thỏa thuận toàn cầu để cắt giảm sản lượng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , đã bắt đầu cuộc họp vào thứ Tư (19/8) để xem xét mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu. OPEC cũng cho rằng làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai đang là rủi ro lớn đối với sự phục hồi của thị trường dầu mỏ./.
Dự báo giá dầu tuần này
Giá Brent (tháng 10) trong tuần giao dịch từ ngày 10 - 14/8 biến động trong biên độ 44,45 - 45,65 USD/thùng, đóng cửa tuần giao dịch ở mức 44,95 USD/thùng (tăng nhẹ 0,7%/tuần).
Mở cửa tuần giao dịch ngày 10/8, Brent lúc đầu dao động trong biên độ hẹp 44,6 - 44,8 USD/thùng, giữ được tinh thần lạc quan cuối tuần trước, sau đó tăng 1% lên 45,2 USD/thùng, giá dầu được hỗ trợ bởi dự báo nhu cầu tiêu thụ phục hồi nhanh chóng tại châu Á của Saudi Aramco, trên cơ sở đó công ty chỉ giảm nhẹ giá bán tháng 9; Iraq tuyên bố cắt giảm sản lượng thêm 400.000 bpd nhằm tuân thủ thỏa thuận OPEC ; bất ổn tại Lebanon sau vụ nổ phá hủy toàn bộ cảng Beirut và Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chi bổ sung 400 USD/tuần trợ cấp thất nghiệp, đồng thời miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập dưới 100.000 USD/năm.
Ngày 11/8, Brent biến động trái chiều, đầu phiên tăng 1,5% lên 45,64 USD/thùng nhờ số ca nhiễm mới tại Mỹ có dấu hiệu giảm, ngoài ra, Nga tuyên bố cấp giấy phép đăng ký cho vaccine chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới - Sputnik V. Giữa phiên, Brent quay đầu giảm sau khi EIA công bố dự báo dư thừa nguồn cung dầu thô trong năm 2020 ở mức 1,08 triệu bpd. Thêm vào đó, căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, Trung Quốc trừng phạt đáp trả quan chức Mỹ, Bộ Tài chính thắt chặt quy định kiểm toán, công bố thông tin đối với các công ty Trung Quốc đang niêm yết tại Mỹ, thậm chí hủy niêm yết bắt buộc trong trường hợp không tuân thủ đã kéo giá dầu giảm 2,7% xuống mức 44,45 USD/thùng.
Ngày 12/8, Brent tăng gần 2% lên trên 45,3 USD/thùng nhờ thông tin tích cực trong báo tuần của EIA: trữ lượng dầu thô thương mại Mỹ giảm 4,5 triệu thùng, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3, khai thác dầu thô trung bình giảm 300.000 bpd xuống 10,7 triệu bpd. Tuy nhiên, Brent đã điều chỉnh giảm ngay sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC đồng hạ dự báo tiêu thụ dầu thô trong hai quý cuối năm 2020. Brent cuối tuần giao dịch quanh ngưỡng tâm lý 44,8 - 45 USD/thùng chờ đợi kết quả hai cuộc họp quan trọng cuối tuần này: tổng kết thực hiện thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và đàm phán về hiệp định kiềm chế vũ khí tấn công chiến lược giữa Nga - Mỹ tại Vienna.
Đến thời điểm này, thỏa thuận thương mại mong manh đang là lĩnh vực hợp tác duy nhất giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ vẫn có ý định tiếp tục duy trì thỏa thuận này, tuy nhiên, mức độ tuân thủ từ phía Trung Quốc ở mức rất thấp (5%). Mỹ liên tiếp gây áp lực với doanh nghiệp Trung Quốc: Huawei, ZTE, Bytedance, sắp tới có thể là Alibaba và cả hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, thị trường chờ đợi kết quả phiên họp định kỳ Ủy ban giám sát OPEC (JMMC) vào ngày 19/8, phản ứng của Iran đối với hành động tịch thu 4 tàu nhiên liệu từ phía Mỹ và cách dàn xếp đụng độ trong nội bộ NATO giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.
Theo chúng tôi nhận định, trong tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 43 - 47 USD/thùng.
Giá dầu phiên cuối tuần tăng trở lại trước cuộc họp của OPEC+ Thị trường dầu thô trong phiên giao dịch cuối tuần đã khởi sắc trở lại ngay trước thêm cuộc họp của OPEC . Cụ thể, chốt phiên giao dịch tại Mỹ, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 9-2020 của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 42,3 USD/thùng, tăng 0,14% so với phiên trước. Trong...