Giá dầu thế giới đi xuống trong phiên 7/5
Lo ngại về cán cân cung cầu đẩy giá dầu thế giới đi xuống trong phiên giao dịch ngày 7/5, xóa sạch mọi nỗ lực đi lên của thị trường vào đầu phiên khi Saudi Arabia nâng giá bán dầu thô chính thức và nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quóc bất ngờ tăng trong tháng 4/2020.
Cơ sở lọc dầu Bin Omar tại Basra, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn mất 44 xu Mỹ (1,8%), xuống 23,55 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng hạ 26 xu Mỹ (0,9%), xuống 29,46 USD/thùng.
Đầu phiên này, giá dầu Brent tăng trên 5% và dầu WTI tiến hơn 10%. Với kết quả khi đóng cửa phiên, giá dầu Brent và WTI vẫn tăng lần lượt 11% và 18% kể từ đầu tuần này.
Giá “vàng đen” tăng mạnh trong tuần này chủ yếu được thúc đẩy bởi việc nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa xã hội, vốn được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Điều này đã giúp nhu cầu tiêu thụ cải thiện phần nào. Trong khi đó, sản lượng dầu trên toàn cầu cũng giảm, xoa dịu mối quan ngại về tình trạng dư cung quá mức.
John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York, nhận đình thị trường dầu mỏ vẫn đầy biến động và việc giá dầu giảm “không gây ngạc nhiên”. Ông Kilduff cho biết, tin tức về việc Saudi Arabia tăng giá bán dầu đã hỗ trợ tích cực cho giá dầu trong phiên này, song thị trường vẫn đối mặt với những “cơn gió ngược”.
Saudi Arabia đã tăng giá bán chính thức (OSP) cho hợp đồng dầu giao tháng Sáu sau khi cắt giảm lượng dầu xuất khẩu tháng Năm xuống gần mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, giữa bối cảnh các nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên toàn cầu vừa đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng nhằm vực dậy giá “vàng đen”. Trong khi đó, nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng lên 10,42 triệu thùng/ngày trong tháng Tư, so với mức 9,68 triệu thùng/ngày của tháng Ba.
Video đang HOT
Theo dữ liệu của Genscape, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tại trung tâm lưu trữ Cushing ở Oklahoma đã tăng khoảng 407.000 thùng trong tuần tính đến ngày 5/5.
Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Trong tuần kết thúc vào ngày 2/5, nước này đã tiếp nhận tổng cộng 3,2 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Các nhà phân tích tại Rystad Energy dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 10,9% trong năm 2020 xuống còn 88,7 triệu thùng/ngày, từ mức khoảng 99,5 triệu thùng/ngày năm 2019. Tuần trước, công ty tư vấn năng lượng này dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm tới sẽ đạt trung bình 88,8 triệu thùng/ngày.
Giá dầu thế giới đã tăng hơn 10% khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng ít
Phiên 29/4, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 2,72 USD (22%) lên 15,06 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc cũng tiến thêm 2,08 USD (10,2%) lên 22,54 USD/thùng.
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Brooklyn, New York, Mỹ ngày 20/4 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN)
Giá dầu thế giới đã tăng hơn 10% trong phiên 29/4, sau khi các kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng ít hơn dự kiến, qua đó củng cố sự lạc quan rằng mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ phục hồi khi một số quốc gia châu Âu và Mỹ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19.
Phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 2,72 USD (22%) lên 15,06 USD/thùng. Dầu Brent Biển Bắc cũng tiến thêm 2,08 USD (10,2%) lên 22,54 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết các kho dự trữ dầu thô của nước này đã tăng thêm 9 triệu thùng trong tuần trước lên 527,6 triệu thùng, thấp hơn khoảng 7 triệu thùng so với mức cao kỷ lục trước đó. Con số này cũng thấp hơn so với mức dự báo tăng 10,6 triệu thùng của các nhà phân tích đưa ra trong một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.
Số liệu của EIA cũng cho thấy dự trữ xăng dầu của Mỹ đã sụt giảm 3,7 triệu thùng từ mức cao kỷ lục trong tuần trước, khi nhu cầu nhiên liệu khởi sắc bù đắp cho sự phục hồi sản lượng lọc dầu.
Nhu cầu xăng dầu tại Mỹ trong bốn tuần qua vẫn giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mức giảm trên cho thấy đà giảm sức tiêu thụ có thể đã chững lại.
Trong khi các kho chứa dầu của Mỹ đang nhanh chóng đầy lên, việc cắt giảm sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ - được các chuyên gia tư vấn của Rystad Energy ước tính ở mức 300.000 thùng/ngày trong tháng Năm và tháng Sáu tới - sẽ làm chậm quá trình này.
Các cơ quan quản lý ở Texas, tiểu bang sản xuất dầu lớn nhất của Mỹ, sẽ bỏ phiếu vào ngày 5/5 tới về việc cắt giảm sản lượng. Các quan chức ở Bắc Dakota và Oklahoma cũng đang cân nhắc động thái tương tự.
Nếu thành công, sự cắt giảm nói trên sẽ hỗ trợ thêm cho kế hoạch hạn chế sản xuất gần 10 triệu thùng dầu/ngày mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn khác, bao gồm cả Nga, đã đồng ý thông qua.
Giá dầu cũng nhận được hỗ trợ từ hy vọng rằng nhu cầu sẽ phục hồi khi các nước châu Âu, bao gồm Pháp và Tây Ban Nha, cùng với một số tiểu bang của Mỹ có kế hoạch sớm gỡ bỏ một số hạn chế đi lại.
Trong khi đó, giá vàng thế giới đi xuống trong phiên 29/4 khi những lạc quan về việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa.
Phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.701,36 USD/ounce và kéo dài chuỗi suy giảm sang phiên thứ ba liên tiếp. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng để mất 0,5% xuống khép phiên ở mức 1.713,4 USD/ounce./.
Giá dầu thế giới tiếp tục đà phục hồi ổn định, tăng gần 20% Ngày 22/4 theo giờ Mỹ, giá dầu đã tăng gần 20%, một dấu hiệu cho thấy thị trường đang dần ổn định trở lại sau khi giá dầu rớt xuống ngưỡng âm lần đầu tiên trong lịch sử hồi đầu tuần Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/4 theo giờ Mỹ, giá dầu đã tăng gần 20%,...