Giá dầu tăng vọt lên 86 USD/thùng, ‘lăm le’ mốc 100 USD/thùng
Các chuyên gia cảnh báo mức 100 USD/thùng có khả năng bị xuyên thủng
Với giá dầu tăng mạnh, Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí Việt Nam (PVD) đang mơ về giá cổ phiếu quay về mức trên 50.000 đồng cách đây 3 năm
Sáng nay, giá dầu thô Brent tăng lên 86,29 USD/thùng. Các chuyên gia cảnh báo mức 100 USD/thùng có khả năng bị xuyên thủng, nhưng vẫn còn cách xa mức tăng giá dầu kinh hoàng nhất mọi thời đại vào năm 2008 là 147,50 USD/thùng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân do thị trường đang e ngại lệnh trừng phạt sắp tới của Mỹ đối với Iran bất chấp thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tuần đạt mức cao nhất trong năm và sản lượng dầu thô của Saudi Arabia, Nga cùng tăng cao.
Video đang HOT
Liệu giá dầu có vượt đỉnh 100 USD/thùng? Các nhà phân tích của Ngân hàng Barclays có khả năng đó nhưng chỉ trong ngắn hạn. Nguồn cung dầu sẽ giữ giá dầu không tăng quá nhanh và xa. Vì Ả Rập Saudi có thể đơn phương tăng sản lượng để điều chỉnh thị trường, với kỳ vọng sẽ bù đắp cho sự mất nguồn cung dầu từ Iran.
Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, ông Khalid al-Falih cho biết, vương quốc này đã nâng sản lượng lên 10,7 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2018 và sẽ bơm thêm trong tháng 11/2018. Trong khi đó, mức sản lượng cao kỷ lục nhất của Saudi đạt 10,72 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2016.
Với triển vọng giá dầu tăng, cổ phiếu các doanh nghiệp Việt liên quan đến họ dầu cũng tăng mạnh. Giá cổ phiếu GAS của Tổng Công ty khí Việt Nam, phiên ngày 4-10 đã tăng lên 124.400 đồng/cổ phiếu từ mức 115.700 đồng phiên 28-9. Tương tự, các cổ phiếu PLX, PVD cũng nhuộm sắc xanh lần lượt tăng ở mức 71.000 và 21.900 đồng.
Theo Plo.vn
Đồng tiền của Indonesia rớt giá mức kỷ lục kể từ khủng hoảng tài chính châu Á 1998
Đồng Rupiah của Indonesia đã giảm xuống mức 15.000 rupiah đổi 1 USD - mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 1998 trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn và giá dầu hiện đang tăng vọt.
Đồng Rupiah đã giảm gần 10% trong năm nay khi lãi suất Mỹ tăng khiến cho đồng đô la tăng giá cộng với việc thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này đã khiến nền kinh tế đối mặt với những bất ổn tài chính vốn đang ảnh hưởng lớn đến Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina. Giá dầu thô đã tăng gần gấp ba kể từ tháng 2/2016, gây áp lực lớn lên quốc gia nhập khẩu dầu.
"Với sự gia tăng lãi suất của Mỹ, giá dầu cao hơn có thể đẩy thâm hụt thương mại rộng hơn và đồng đô la mạnh hơn trong những ngày gần đây, điều đó khiến cho Ngân hàng Indonesia gặp nhiều áp lực để giữ đồng tiền nước này ở mức 15.000 đổi 1USD,"Khoon Goh, người đứng đầu nghiên cứu tại Australia and New Zealand Banking Group Ltd. ở Singapore cho biết. "Nếu tình trạng này không được cải thiện, chúng ta có nguy cơ tiếp tục suy yếu hơn nữa so với khu vực ở mức 15.200 đổi 1 USD".
Đồng Rupiah ngày càng suy yếu mặc dù Ngân hàng Indonesia đã liên tục can thiệp để hạn chế sự suy giảm của nó và tăng lãi suất năm lần kể từ tháng 5/2018. Đồng tiền giảm xuống mức thấp: 15.025 đổi 1 USD vào hôm 2/10, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào tháng 7/1998.
"Indonesia hiện là nước nhập khẩu dầu ròng, vì vậy giá dầu thô tăng cao và đồng Rupiah yếu hơn làm gia tăng quan ngại lạm phát sẽ tăng nhanh. Với giá dầu tăng cùng với chính sách bình thường hóa của Fed và việc Indonesia thâm hụt tài khoản vãng lai nghiêm trọng, nạn đầu cơ tiêu cực khó có thể kiểm soát", Toru Nishihama, nhà kinh tế thị trường mới nổi tại Viện nghiên cứu cuộc sống Dai-ichi ở Tokyo cho hay.
Đà tăng của lợi suất trái phiếu
Trái phiếu của Indonesia cũng bị áp lực. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 9 điểm cơ bản vào thứ 3 (2/10) lên 8,10%, tăng từ 6,32% vào cuối năm 2017. Chỉ số chứng khoán chủ chốt của quốc gia giảm 1% hôm thứ Ba, giảm xuống 7,4% trong năm nay.
Bên cạnh việc nâng chi phí đi vay, Bank Indonesia đã thông báo về sự ra đời của thị trường NDF (Non-Deliverable Forward - Giao dịch ngoại hối kỳ hạn không chuyển giao gốc). Bank Indonesia cho rằng thị trường này sẽ cung cấp biện pháp thay thế cho các công ty muốn phòng hộ tác động của đồng USD và làm giảm mức độ biến động của Rupiah.
Ngoài ra, Indonesia cũng chuẩn bị hoàn tất các biện pháp ưu đãi đối với các công ty xuất khẩu đang giữ hàng tỷ USD trong các ngân hàng với mục đích khuyến khích họ chuyển lượng vốn đó sang đồng Rupiah và từ đó hỗ trợ cho đồng nội tệ nước này.
Hải Yến/ Theo Bloomberg
Cổ phiếu dầu khí tăng hơn 50% khi giá dầu vượt 80 USD/thùng Nhiều mã dầu khí trên thị trường chứng khoán tăng 50-70% hơn 2 tháng qua, trong bối cảnh giá dầu thế giới vừa thiết lập đỉnh 4 năm. Chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự biến động tăng mạnh của nhóm cổ phiếu dầu khí, trong đó cái tên đáng chú ý nhất là PVD của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan...