Giá dầu tăng được gần gấp đôi trong quý 2 lịch sử của thị trường năng lượng thế giới
Chắc chắn các nhà đầu tư năng lượng sẽ không bao giờ có thể quên được quý 2/2020, trong quý này đã có lúc giá dầu rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, chuyên gia nhận định.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu giao hợp đồng tương lai giảm khi mà những nỗi lo liên quan đến Covid-19 át đi thông tin lạc quan về ngành sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc.
Dù rằng phục hồi mạnh trong quý 2/2020, tính chung nửa đầu năm 2020, giá dầu tại Mỹ vẫn sụt 36%.
Video đang HOT
Đồng biên tập viên tại Sevens Report Research, ông Tyler Richey, nhận xét: “Chắc chắn các nhà đầu tư năng lượng sẽ không bao giờ có thể quên được quý 2/2020, trong quý này đã có lúc giá dầu rơi xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử. Điều này có nguyên nhân từ những khó khăn trong hoạt động vận chuyển dầu, ngoài ra là vấn đề thiếu chỗ chứa dầu tại Mỹ”.
Vào ngày 20/4/2020, giá dầu WTI hợp đồng tương lai giảm 306% xuống mức âm 37,63USD/thùng.
Ông Richey nói với MarketWatch: “Từ đó đến nay, giá dầu đã phục hồi, giá dầu ở mức đóng cửa phiên của quý 2/2020 tăng gần 100% so với mức đóng cửa phiên của quý 1/2020 khi mà nhu cầu tiêu dùng phục hồi mạnh, ngoài ra nhiều công ty sản xuất dầu lớn của thế giới cắt giảm sản lượng”.
Đóng cửa phiên ngày thứ Ba, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tháng 8/2020 giảm 43 cent tương đương 1,1% xuống 39,27USD/thùng trên sàn New York.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu tính theo hợp đồng gần nhất giảm gần 36%, theo Dow Jones Market Data. Tính cả quý, giá dầu tăng gần 92%.
Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 8/2020 giảm 56 cent tương đương 1,3% xuống 41,15USD/thùng. Giá dầu Brent hợp đồng gần nhất giảm gần 38% tính từ đầu năm 2020 đến nay tuy nhiên tăng được gần 81% trong quý 2/2020.
Phiên hôm qua là phiên giao dịch cuối cùng của giá dầu giao hợp đồng tương lai tháng 8/2020. Giá dầu giao hợp đồng tương lai tháng 9/2020 giảm 58 cent tương đương 1,4% xuống 41,27USD/thùng.
Giá dầu tuần này liệu có thể trở lại mức 40 USD/thùng?
Việc giá dầu có thể sớm quay trở lại mức 40 USD/thùng sẽ không hề đơn giản trong bối cảnh lượng tồn kho của Mỹ tăng cao kỷ lục và lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai tại nước này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (12/6), giá dầu WTI giao dịch ở ngưỡng 36,48 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 38,95 USD/thùng.
Trong tuần kết thúc vào ngày 14/6, giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt 8,3% và 8,4%, ghi nhận tuần đầu tiên quay đầu giảm sau 6 tuần tăng liên tiếp. Liệu giá dầu có thể sớm quay trở lại mức 40 USD/thùng hay vẫn theo đà giảm trong tuần này?
Thực tế, sau chuỗi tuần liên tiếp tăng, thị trường bắt đầu biến động mạnh khi dự trữ dầu thô và các sản phẩm nhiên liệu như diesel của Mỹ tăng cao. Trong khi đó, lo ngại về đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai ở Mỹ dấy lên khi tổng số ca nhiễm chạm mốc 2 triệu người mặc dù ít nhất 5 trong số 50 tiểu bang ghi nhận số ca mắc suy giảm trong 5 tuần trước đó.
Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất xuống mức gần 0 cho đến cuối năm 2022 và cảnh báo dù các biện pháp kích thích kéo dài, thị trường cần thận trọng bởi sự phục hồi sau đại dịch có thể kéo dài hơn dự kiến.
Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư dầu mỏ rất quan tâm đó là lượng tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 5,72 triệu thùng trong tuần vừa qua, nâng tổng lượng tồn kho lên 538 triệu thùng, vượt qua mức hồi đầu năm 2017 và đây được xem là mức cao nhất kể từ năm 1982, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Trước đó, một thống kê về việc làm tại Mỹ cho thấy, 2,5 triệu người đã thoát khỏi tình trạng thất nghiệp trong tháng 5 sau khi tăng vọt lên mức 20 triệu.
Bên cạnh những thông tin tiêu cực, Goldman Sachs mới đây nói rằng, nhu cầu xăng dầu đang tăng đều đặn và lợi nhuận của các nhà máy bắt đầu phục hồi dù vẫn dưới mức trung bình.
Giá dầu châu Á phiên sáng 18/5 vẫn gần mức cao nhất trong hơn 1 tháng Giá dầu tại thị trường châu Á trong phiên sáng 18/5 tăng hơn 1 USD lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua, nhờ tác động của việc các nước sản xuất dầu cắt giảm sản lượng và những dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu đang phục hồi dần khi các nước nới lỏng lệnh phong tỏa và hạn chế...