Giá dầu tại châu Á giảm 0,6% khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng
Trong phiên giao dịch ngày tại châu Á, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 0,6% so với mức chốt phiên trước, xuống 65,47 USD/thùng vào lúc 14 giờ 45 phút theo giờ Việt Nam.
Giá dầu tại châu Á giảm 0,6% khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng . Ảnh: TTXVN
Giá dầu tại châu Á giảm trong phiên 6/3, khi dự báo lạc quan về sản lượng của hai nhà sản xuất lớn của Mỹ và dự trữ dầu thô tuần trước của nước này tăng “đè nặng” lên thỏa thuận cắt giảm sản lượng do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dẫn dắt.
Giá dầu Brent (dầu chuẩn trên thị trường quốc tế) giao kỳ hạn được mua bán ở mức 65,47 USD/thùng vào lúc 14 giờ 45 phút theo giờ Việt Nam, hay 0,6% so với mức giá chốt phiên trước, sau khi có lúc giảm xuống 65,22 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,7%, hay 0,41 USD, xuống 56,15 USD/thùng.
Theo nhà phân tích về hàng hóa Benjamin Lu thuộc hãng môi giới Phillip Futures ở Singapore, giá dầu thô giao kỳ hạn tiếp tục giảm, khi các thị trường cân bằng giữa nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC và hiệu ứng từ sự gia tăng sản lượng tại Mỹ.
Chevron Corp và Exxon Mobil Corp ngày 5/3 đã công bố các dự báo sản lượng tại khu vực lòng chảo Permian, cho thấy sản lượng dầu khí đá phiên tăng. Nếu các dự báo đó là đúng, đây sẽ là hai nhà sản xuất dẫn đầu ở khu vực khai thác dầu này, khi kiểm soát đến 1/3 sản lượng tiềm năng trong vòng 5 năm.
Trong khi đó, số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến. API cho biết, dự trữ dầu thô của nước này tăng 7,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 1/3, lên 451,5 triệu thùng, so với dự báo tăng 1,2 triệu thùng của các nhà phân tích.
Theo nhà phân tích về hàng hóa Kim Kwang-rae thuộc Samsung Futures ở Seoul, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng đang gây sức ép và trong dài hạn, những lo ngại về sản lượng dầu tăng ở khu vực Permian sẽ kìm hãm giá dầu.
Sản lượng ở Bắc Mỹ gia tăng đã ảnh hưởng đến nỗ lực cắt giảm nguồn cung của OPEC cùng các nước sản xuất khác. OPEC cùng một số nước đã cam kết cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày tổng cộng và có thể hoãn đưa ra quyết định về việc có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ tháng Tư sang tháng Sáu tới.
Thị trường đang chờ thêm các tín hiệu và diễn biến mới từ cuộc đàm phán giải quyết xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ bác bỏ bất kỳ thỏa thuận nào được cho là không hoàn hảo, nhưng Nhà Trắng vẫn đang tiếp tục nỗ lực cho việc đạt một thỏa thuận.
Lê Minh (Theo Reuters)
Video đang HOT
Giá dầu tăng ấn tượng hơn 6% trong tháng 2/2019
Cả hai loại giá dầu tăng sau khi Saudi Arabia xác nhận cam kết sẽ giảm sản lượng dầu. Ngoài ra, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ giảm tuần đầu tiên trong 6 tuần gần đây.
Ảnh: MarketWatch
Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu thô giao kỳ hạn diễn biến trái chiều trên các thị trường, giá dầu trên thị trường Mỹ tiếp tục tăng sau thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm.
Giá dầu trên thị trường thế giới giảm nhẹ khi Trung Quốc công bố thông tin kinh tế gây thất vọng làm giới chuyên gia dự báo nhiều hơn về khả năng kinh tế sẽ tiếp tục chững lại.
Thế nhưng nếu tính cả tháng 2/2019, cả hai loại giá dầu đều tăng và có tháng tăng thứ 2 liên tiếp.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 2/2019, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 4/2019 tăng 28 cent tương đương 0,5% lên 57,22USD/thùng trên sàn New York.
Giá dầu WTI như vậy tăng được 6,4% trong tháng 2/2019, theo Dow Jones Market Data. Giá dầu WTI tăng 2,6% trong ngày thứ Tư và như vậy có mức tăng theo tỷ lệ phần trăm cao nhất tính từ ngày 1/2/2019.
Thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 4/2019 giảm 36 cent tương đương 0,5% xuống 66,03USD/thùng. Giá dầu Brent kỳ hạn này tăng được 6,7% trong tháng 2/2019. Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 5/2019 đóng cửa giảm 27 cent tương đương 0,4% xuống 66,31USD/thùng.
Trong phiên ngày thứ Tư trước đó, cả hai loại giá dầu tăng sau khi Saudi Arabia xác nhận cam kết sẽ giảm sản lượng dầu. Ngoài ra, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ giảm tuần đầu tiên trong 6 tuần gần đây.
Sự bất ổn trong nhu cầu dầu, tuy nhiên tăng trong phiên ngày thứ Năm sau khi chỉ số mới công bố từ Trung Quốc cho thấy hoạt động của các nhà máy tại Trung Quốc rớt xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm. Sản xuất tại Trung Quốc nhiều khả năng đã suy giảm bởi Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng bên ngoài Trung Quốc cùng thời điểm cũng yếu.
Chuyên gia phân tích về thị trường hàng hóa toàn cầu tại Schneider Electric, ông Robbie Fraser, chỉ ra rằng một số thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, chính vì vậy thông tin liên quan đến bất ổn kinh tế của nhóm này chắc chắn khiến cho giá dầu giảm sâu.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Giá dầu châu Á giảm 1% chiều 7/12 Trong phiên 7/12, giá dầu châu Á vẫn đi xuống do lo ngại OPEC trì hoãn quyết định cắt giảm khai thác và trông đợi Nga hỗ trợ việc cắt giảm Giá dầu châu Á giảm 1% chiều 7/12 . Ảnh minh họa: Reuters Trong phiên giao dịch ngày 7/12, giá dầu trên thị trường châu Á tiếp tục sụt giảm do các...