Giá dầu ở châu Á đi lên do nhiều nước bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa
Chuyên gia Stephen Innes nhận định giá dầu mỏ đang “phản ứng tích cực” trong bối cảnh nguồn cung bắt đầu giảm nhanh, nhu cầu dầu cũng đã bắt đầu có dấu hiệu cải thiện.
Một cơ sở lọc dầu của Công ty dầu khí Shell ở đảo Bukom, ngoài khơi Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu ở thị trường châu Á tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch sáng 5/5 nhờ tín hiệu tích cực về nhu cầu tiêu thụ, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn đang từng bước nới lỏng các hạn chế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các nhà sản xuất bắt đầu cắt giảm sản lượng.
Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng Sáu đã tăng 7,26% lên 21,87 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tháng Bảy cũng tăng 3,86% lên 28,25 USD/thùng.
Video đang HOT
Chiến lược gia về thị trường toàn cầu của AxiCorp, ông Stephen Innes, cho rằng giá dầu mỏ đang “phản ứng tích cực” trong bối cảnh nguồn cung bắt đầu giảm nhanh, nhu cầu có dấu hiệu cải thiện ngay cả khi các nền kinh tế lớn mới đang thực hiện các bước đi đầu tiên để mở cửa trở lại.
Giá dầu thế giới đã lao dốc trong những tuần gần đây do các quốc gia áp dụng biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu dầu giảm mạnh.
Tháng trước, giá dầu Brent đã giảm gần 60% và chạm ngưỡng thấp nhất trong 21 năm, trong khi giá dầu WTI giao dịch tại thị trường New York, Mỹ ngày 20/4 cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục -37,63 USD/thùng.
Tuy nhiên, tuần trước, giá dầu đã đồng loạt tăng, trong đó giá dầu WTI tăng 25% trong hai ngày liên tiếp khi các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác lớn khác, còn gọi là OPEC , bắt đầu cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục.
Theo thỏa thuận, OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng dầu khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng Năm và Sáu nhằm giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung.
Trong khi đó, các nền kinh tế ở châu Á và châu Âu cũng đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch COVID-19, khiến nhu cầu dầu mỏ tăng trở lại./.
Giá dầu nối dài đà tăng trên thị trường châu Á trong phiên chiều 24/4
Tại thị trường châu Á, giá dầu WTI giao tháng Sáu tới đã tăng 8,1% lên 17,85 USD, sau khi tăng gần 20% vào phiên 23/4; giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng tăng 5,7% lên 22,55 USD/thùng.
(Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường châu Á tiếp tục tăng đà tăng trong phiên giao dịch chiều 24/4 do sản lượng giảm và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran.
Tại thị trường châu Á, giá dầu WTI giao tháng Sáu tới đã tăng 8,1% lên 17,85 USD, sau khi tăng gần 20% vào phiên 23/4. Giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng tăng 5,7% lên 22,55 USD/thùng.
Ngân hàng ANZ cho biết có những dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất dầu đã bắt đầu cắt giảm sản lượng khiến giá dầu tăng lên.
Kuwait ngày 23/4 cho hay đã bắt đầu cắt giảm nguồn cung dầu ra thị trường quốc tế trước ngày 1/5 tới, thời hạn bắt đầu có hiệu lực của thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC , vừa đạt được trong tháng này.
Có thêm tín hiệu cho thấy sản lượng dầu của Mỹ bắt đầu giảm. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm nhẹ xuống 12,2 triệu thùng/ngày trong tuần trước.
Ngoài ra, căng thẳng ở Trung Đông cũng góp phần đẩy giá dầu lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ thị lực lượng hải quân "bắn hạ" các tàu của Iran nếu "có hành động khiêu khích" các tàu Mỹ tại vùng Vịnh.
Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng giá dầu vẫn ở mức thấp trong nhiều năm và nhu cầu cần phải tăng trở lại để giá dầu thực sự phục hồi./.
Vân Anh
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 6/4 Giá dầu tại thị trường châu Á giảm trong phiên chiều 6/4, sau khi Saudi Arabia và Nga hoãn cuộc họp thảo luận về vấn đề cắt giảm sản lượng nhằm giúp giảm bớt tình trạng dư cung toàn cầu, giữa lúc nhu cầu sụt giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19. Cơ sở khai thác khí đốt South Pars ở...