Giá dầu Mỹ nhảy vọt hơn 8% nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng nhu cầu
Giá dầu Brent chạm đỉnh 1 tháng, giá dầu WTI của Mỹ vượt mức 31 USD/thùng trong ngày 18/5 nhờ những dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhiên liệu đang phục hồi.
Thị trường dầu mỏ giao dịch khởi sắc trong phiên này với dầu Brent leo dốc gần 2 USD trong bối cảnh nhà đầu tư lạc quan về việc nhiều nước tái khởi động nền kinh tế và nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu chủ chốt.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng vọt hơn 8% trong ngày 18/5.
Cụ thể, giá dầu Brent tăng 1,99 USD, tương đương 6,1%, lên 34,49 USD/thùng vào lúc 1041 GMT, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cộng 2,46 USD, tương đương 8,4% ở mức 31,89 USD/thùng, chạm đỉnh kể từ giữa tháng 3.
Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu đối với nhiên liệu trong lĩnh vực giao thông-vận tải đang dần tăng lên khi chính phủ các nước nới lỏng lệnh phong tỏa, và điều này sẽ hỗ trợ cho giá dầu.
Paola Rodriguez Masiu, nhà phân tích thị trường dầu cao cấp của Rystad Energy nhận xét: “Giá dầu có thể tăng mạnh hơn nữa khi chính phủ các nước nới lỏng các lệnh phong tỏa và biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt trước đó nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đà tăng mạnh của giá “vàng đen” trong phiên này chủ yếu nhờ nhận được sự hỗ trợ từ việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày từ đầu tháng này. Ả Rập Saudi – quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, tuần trước thông báo sẽ cắt giảm sản lượng thêm một triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, trong khi OPEC mong muốn duy trì các mức cắt giảm sản lượng hiện nay sau tháng 6/2020, khi tổ chức này tiến hành cuộc họp tiếp theo.
Giá dầu WTI giao tháng 6/2020 hết hạn vào ngày 19/5 song hiện ít có dấu hiệu cho thấy giá dầu WTI sẽ phải chứng kiến thêm một phiên lao dốc kỷ lục về mức âm lần đầu tiên trong ngày 20/4.
Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ đang giảm khi các công ty năng lượng Mỹ cắt giảm số giàn khoan dầu và khí đốt xuống mức thấp kỷ lục trong tuần thứ hai liên tiếp. Số liệu này góp phần giảm bớt những quan ngại về tình trạng kho chứa dầu WTI tại Cushing, Oklahoma (Mỹ) hết công suất chứa.
Còn theo tờ báo Al Rai newspaper của Kuwait, Kuwait và Ả Rập Saudi đã nhất trí giảm sản lượng của mỏ dầu Al-Khafji mà hai nước khai thác chung trong 1 tháng, kể từ ngày 1/6.
“Nhờ việc cắt giảm mạnh nguồn cung bổ sung của Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Kuwait cùng với đà sụt giảm của sản lượng dầu mỏ của Mỹ, thị trường nhiên liệu có thể khôi phục được tình trạng cân bằng giữa cung và cầu ngay từ tháng 6 tới” – nhà phân tích Carer Fritsch của Commerzbank cho biết.
Tâm lý tích cực trên thị trường cũng được cải thiện sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell đưa ra triển vọng lạc quan của đà phục hồi kinh tế vào cuối năm nay. Theo Chủ tịch Powell, nếu không xảy ra đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai thì kinh tế Mỹ sẽ hồi phục dần trong nửa cuối năm 2020.
Nhu cầu và nguồn lực có, vì đâu thị trường BĐS Việt Nam chưa phát triển đúng tiềm năng?
Bất động sản (BĐS) là lĩnh vực đóng góp rất lớn vào nền kinh tế - xã hội, có hàng trăm ngành nghề liên đới. Thế nhưng, dường như lĩnh vực này lại chưa được đặt đúng vị trí để phát triển đúng tiềm năng của nó.
Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land về vai trò của lĩnh vực BĐS trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo bà Hương, phải nhìn nhận khách quan rằng, BĐS chưa được đánh giá đúng vai trò trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong khi nếu đánh giá đúng vai trò của lĩnh vực này phải là: "BĐS là bộ mặt phát triển kinh tế quốc gia, là sự thịnh vượng của nền kinh tế, khu vực, gia đình".
Hiện nhà nước đã có những hỗ trợ cho nền kinh tế, các lĩnh vực khác nhau nhưng riêng về BĐS vẫn còn những hạn chế, vẫn còn những kiểm soát. Bà Hương cho biết, có một thời gian trước đây, BĐS bị kiểm soát rất chặt chẽ, thậm chí là kìm nén sự phát triển vì cho rằng đây là mảnh kinh doanh không thực sự đóng góp tích cực vào nền kinh tế, chưa thấy được vai trò của nó.
Sau đó, khi thị trường BĐS đóng băng thì tất cả các lĩnh vực liên đới bị tê liệt theo thì cái nhìn về vai trò của BĐS có sự thay đổi. Từ tác động dây chuyền mới nhận ra BĐS có vai trò đầu tàu kinh tế vì liên đới với hàng trăm ngành nghề phụ trợ khác nhau. Ngay cả thời gian gần đây cũng dễ dàng nhận ra, khi thị trường BĐS chững lại thì hầu hết các ngành như xây dựng, vật liệu xây dựng, nội thất...đều đứng lại.
Sau thời điểm đó, thị trường BĐS mới được nhìn nhận là có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, Chính phủ đã tung ra các gói kích cầu BĐS giúp thị trường BĐS phát triển trở lại. Tuy nhiên, theo bà Hương câu chuyện nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của thị trường BĐS đóng góp vào nền kinh tế đến thời điểm này vẫn chưa sâu sắc và toàn diện.
Theo bà Hương, nếu trước đây, TP không tạo điều kiện để NĐT nước ngoài vào đầu tư Phú Mỹ Hưng thì sẽ không có một KĐT kiểu mẫu xuất hiện. Theo đó, cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện tối đa cho CĐT phát triển các dự án tương tự là điều rất cần thiết để thay đổi bộ mặt kinh tế - XH của khu vực, đất nước.
"Đánh giá đúng vai trò của BĐS trong nền kinh tế sẽ tạo ra động lực phát triển, khơi dậy được nguồn lực và tiềm năng vốn có của lĩnh vực này. Từ đó, kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác, tức nguyên cả nền kinh tế phát triển theo. Điều này là rất quan trọng", nữ CEO này nhấn mạnh.
Theo bà Hương, sự phồn thịnh hay không của một quốc gia được đo lường bằng những BĐS đang được hình thành và phát triển. Đường xá, hạ tầng, nhà cửa... được chỉn chu thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Những khu vực nghèo nàn, lụp xụp rõ ràng là thể hiện nền kinh tế không phát triển. Theo đó, phải xem BĐS là lĩnh vực quan trọng và chính yếu để tập trung nguồn lực làm cho đúng. Khi phát triển đúng thì vô hình chung tạo điều kiện sống của người dân nâng cao lên.
"Ai cũng đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển BĐS. NĐT nước ngoài cũng đánh giá rất tốt về tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam. Họ nhìn thấy Việt Nam là bức tranh của các nước khác cách đây tầm 20 năm, nhìn thấy được lộ trình phát triển. Vấn đề còn lại là thể chế, cơ chế của mình có hay không tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển. Nhu cầu có, nguồn lực trong và ngoài nước đều có nhưng câu chuyện còn lại là nhìn nhận thế nào cho đúng về vai trò kinh tế của thị trường BĐS. Thực tế, nhìn xung quanh, mọi thứ đều liên quan đến BĐS nhưng tại sao lĩnh vực này lại không được đánh giá cao và tạo điều kiện để phát triển một cách thuận lợi", bà Hương nhận định.
Khi được hỏi, vậy làm gì để thị trường BĐS phát triển đúng với tiềm năng của nó, CEO Đại Phúc Land phân tích, nếu xem BĐS là hạt nhân của nền kinh tế phải có sự liên kết, lan tỏa, liên đới với các ngành nghề khác để cùng nhau cộng hưởng phát triển. Tiếp theo, bài toán đặt ra phải trên tổng thể, hiểu nó để có những quyết sách đúng đắn, không nên đưa ra các quan điểm tác động theo kiểu chiều ngược lại sẽ khiến thị trường BĐS trì trệ. Rõ ràng, thị trường BĐS chỉ cần "đứng" khoảng vài năm là thấy hệ lụy với nền kinh tế khủng khiếp như thế nào.
Thực tế, doanh nghiệp Việt đi chậm nhiều so với các nước trên thế giới, khoảng cách thị trường BĐS Việt Nam với thế giới còn khá xa. Mục tiêu bây giờ là nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có BĐS. Theo đó, các cơ chế chính sách phải tạo điều kiện cho tất cả các ngành nghề phát triển mới tạo được sinh khí mới, cơ hội mơi.
"Nếu mình nhận thức chưa đúng, vẫn còn nhìn hẹp, sẽ mãi loay hoay mãi như vậy, kiểu thụ động, chờ đợi thì rất khó phát triển. Với BĐS, phải có tầm nhìn để thị trường phát triển. Trong đó, có sự tạo điều kiện một cách tối đa cho các CĐT phát triển dự án thì bộ mặt đất nước sẽ rất khác", bà Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh.
Thị trường ngày 12/5: Giá dầu giảm vì lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai, giá thép, đồng và đậu tương tăng mạnh Thị trường lại dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona thứ 2 khi ngày càng có nhiều quốc gia nới lỏng các chính sách phong tỏa/giãn cách xã hội. Đức hôm qua thông báo số ca nhiễm mới gia tăng theo cấp số nhân sau khi đã giảm trong thời gian phong tỏa trước đó; Hàn Quốc hôm 10/5...