Giá dầu mỏ thế giới giảm mạnh
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 6-4, giá dầu mỏ thế giới giảm mạnh sau khi cuộc họp thảo luận về cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (còn gọi là nhóm OPEC ) bị hoãn đến ngày 9-4 tới. Theo đó, giá dầu thô WTI lao dốc 8% ngay đầu phiên giao dịch tại thị trường châu Á trước khi hồi phục và giao dịch ở mức 26,72 USD/thùng (thấp hơn 5,7% so với chốt phiên giao dịch trước).
Một cơ sở khai thác dầu mỏ ở Nga. Ảnh TASS
Trong khi đó, giá dầu thô Brent cũng giảm 4,3% xuống mức 32,64 USD/thùng. Việc giá dầu thế giới giảm mạnh được cho là do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng các bên có thể sớm đạt đồng thuận nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu đang chao đảo do tác động của dịch Covid-19.
Video đang HOT
Thời gian qua, giá dầu mỏ giảm xuống mức thấp chưa từng có trong nhiều năm do tác động của dịch Covid-19 và cuộc chiến giá cả giữa Nga và A-rập Xê-út, thành viên chủ chốt của OPEC. Nhu cầu dầu mỏ thế giới giảm mạnh sau khi các doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động, các chính phủ áp đặt lệnh hạn chế đi lại và nhiều biện pháp khác nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tuần trước, giá dầu mỏ phục hồi từ mức thấp nhất trong 18 năm sau khi Tổng thống Mỹ .Trăm cho biết, Ri-i-át và Mát-xcơ-va sẽ tìm cách tháo gỡ những mâu thuẫn và nhất trí sẽ cắt giảm mạnh sản lượng, ở mức khoảng 10 triệu thùng/ngày hoặc hơn. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá thấp khả năng các bên sớm tìm được giải pháp và hoài nghi càng gia tăng sau khi cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh, trong đó có Nga, bị hoãn.
Ngày 5-4, Bộ trưởng Dầu mỏ Cô-oét A.Pha-hen cho biết, nước này ủng hộ lời kêu gọi của A-rập Xê-út nối lại cuộc đàm phán giữa OPEC và các đối tác thảo luận về cắt giảm sản lượng dầu mỏ dự kiến diễn ra vào ngày 9-4 tới, đồng thời hy vọng sẽ đạt được kết quả khả quan nhằm ổn định thị trường dầu thô.
Trước đó, A-rập Xê-út kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp giữa OPEC và các đối tác nhằm tìm giải pháp bình ổn thị trường. Tuy nhiên, nguồn tin từ OPEC cho biết, tổ chức dầu mỏ này và Nga đã lùi thời điểm tổ chức một cuộc họp trực tuyến để các nước có thể thêm thời gian thảo luận nhằm tìm kiếm đồng thuận, sau khi bất đồng gia tăng giữa A-rập Xê-út và Nga về nguyên nhân khiến giá dầu giảm mạnh. ộng thái trên diễn ra bất chấp sức ép từ Tổng thống Mỹ .Trăm đối với OPEC và các nước đối tác về việc nhanh chóng ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.
Giá dầu thô ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên kể từ cuối tháng 12/2019
Giá dầu thô đã ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên trong 6 tuần trở lại đây khi thị trường bớt lo ngại hơn về tác động của dịch virus Covid-19 đến nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu.
Chốt phiên giao dịch thứ Sáu (ngày 14/2), giá dầu thô Brent đã tăng 98 cents tương ứng 1,74% lên mức 57,32 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) cũng tăng 63 cents tương ứng 1,23% lên mức 52,05 USD/thùng. Tính chung cả tuần giao dịch (10/2 - 14/2), giá dầu thô Brent và dầu thô WTI đã tăng lần lượt 5,23% và 3,44% - đánh dấu tuần tăng giá đầu tiên trong vòng 6 tuần trở lại đây.
Giá dầu thô tăng lên trong tuần này chủ yếu do tâm lý của giới đầu tư đã bình tĩnh hơn trước các tác động của dịch virus Corona (Covid-19) đến nền kinh tế và nhu cầu sử dụng dầu thô của Trung Quốc cũng như của toàn cầu. Bộ máy kinh tế Trung Quốc cũng đã bắt đầu khởi động trở lại khi các nhà máy tại Trung Quốc quay trở lại sản xuất kể từ đầu tuần này (10/2) sau khi buộc phải đóng cửa dài ngày để phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, niềm tin về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các biện pháp kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ cũng đã hộ trợ tích cực lên giá dầu thô. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tuần qua cũng lên tiếng trấn an việc số ca nhiễm virus Covid-19 mới tăng cao tại Trung Quốc không đồng nghĩa với việc dịch bệnh lan rộng ra mà chỉ là do thay đổi cách thống kê để đối phó dịch bệnh tốt hơn.
Tốc độ nhập khẩu nhiên liệu - năng lượng, bao gồm dầu thô của Trung Quốc đang bắt đầu chậm lại trước các tác động tiêu cực của dịch virus Covid-19
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 15% do thị trường lo ngại sự bùng phát dịch virus Corona có thể kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu vốn đang ở mức yếu, kéo theo đó là suy giảm nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu. Theo báo cáo công bố ngày 13/2, Cơ quan năng lượng quốc tế (EIA) dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu sẽ giảm 435.000 thùng/ngày trong quý 1/2020. Đây là lần đầu tiên nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu được dự báo giảm xuống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009. EIA cho biết nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là sự bùng phát dịch virus Covid-19 tại Trung Quốc.
Nhằm đối phó với tình trạng giá dầu thô sụt giảm khi nhu cầu sử dụng dầu thô xuống thấp, khối OPEC và các quốc gia sản xuất dầu thô đồng minh (khối OPEC ) đã đưa ra đề xuất đẩy mạnh cắt giảm sản lượng khai thác thêm 600.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, Nga - nước đóng vai trò chủ chốt trong số các quốc gia khai thác dầu thô đồng minh với khối OPEC hiện vẫn chưa đồng thuận với kế hoạch trên.
Tập đoàn ngân hàng đầu tư UBS nhận định giá các loại hàng hoá, bao gồm các loại nhiên liệu - năng lượng như dầu thô sẽ biến động đôi chút trong những tuần tới và dự báo nhu cầu về các loại hàng hoá sẽ được cải thiện từ quý 2/2020 khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi trở lại.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Các ông lớn lại cứu phố Wall Dù chứng khoán Á, Âu chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Năm (23/1) do lo ngại thương chiến giữa 2 bờ Đại Tây Dương và sự lây lan của virus conora, nhưng phố Wall một lần nữa thoát hiểm nhờ kết quả kinh doanh khả quan của một số tập đoàn. Ảnh: AFP Virus conora lây lan rộng đã khiến giới đầu...