Giá dầu lao dốc kinh hoàng, xuống đáy thấp nhất 12 năm
Giá dầu WTI xuống dưới 28 USD một thùng trong phiên giao dịch đêm qua 20/1 xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua.
Giá dầu WTI xuống dưới 28 USD một thùng trong phiên giao dịch đêm qua (20/1), thấp nhất trong 12 năm qua.
Trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu WTI giao tháng Hai giảm mạnh 6,7% xuống 26,55 USD/ thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2003.
Trong khi đó dầu WTI giao tháng Ba cũng rớt giá tới 4,1%, chốt phiên hôm qua ở mức 28,35 USD/ thùng.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, giá dầu Brent giao tháng Ba mất 3,1%, chốt phiên giao dịch ở mức 27,88 USD/ thùng trên sàn London’s ICE exchange, mức đáy kể từ tháng 11/2003.
Giá dầu lao dốc xuống thấp nhất trong 12 năm qua.
“Báo cáo của Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA) đóng vai trò lớn trong sự mất giá này”, Daniel Ang – nhà phân tích tại Phillip Futures cho biết.
IEA dự báo sau khi lệnh cấm vận của Mỹ cùng phương Tây được dỡ bỏ, nguồn cung từ Iran có thể tăng thêm 300.000 thùng/ ngày, góp phần đẩy chênh lệch cung – cầu trên thị trường thế giới trong năm 2016 lên mức 1,5 triệu thùng/ ngày, gấp rưỡi so với năm ngoái. Thông báo này đã làm trầm trọng thêm “tâm lý bi quan trên thị trường”.
“Dự trữ toàn cầu có thể tăng thêm 285 triệu thùng trong năm 2016, sau khi đã chứng kiến mức tăng kỉ lục 1 tỉ thùng trong năm ngoái, tiếp tục đè nặng áp lực lên thị trường thế giới”, IEA báo cáo.
Trong khi đó, Daniel Ang, chuyên gia cao cấp tại Phillip Futures, nhận định rằng: “Một lý do lớn khiến dầu lao dốc trong phiên sáng nay là việc các hợp đồng giao tháng Hai chuẩn bị hết hạn, khiến giới đầu cơ đang nhanh chóng xử lý hàng tồn để đón các hợp đồng giao tháng Ba”.
Video đang HOT
Giá dầu giảm mạnh khiến đồng rup Nga tiếp tục mất giá và chạm đáy vào hôm qua (20/1). Tỉ giá đồng rup so với đồng USD, EURO lần lượt là 82 rup/1 USD và 90 rup/1 EURO, vượt qua mốc 80 rup đổi 1 USD vào cuối năm 2014.
Đồng Rup Nga mất giá kỷ lục.
Sau một ngày tương đối ổn định, đồng rúp lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy giảm điểm do giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua. Xuất khẩu dầu thô chiếm một nửa số thu ngân sách của Nga, sự sụp đổ của giá dầu toàn cầu đã nhanh chóng gây áp lực lên đồng tiền.
Ngân hàng trung ương Nga cho biết không thể tăng lãi suất để ngăn chặn sự mất giá của đồng Rup như hồi tháng 12/2014, khi đã đẩy lãi suất lên 17% trong một đêm biến động mạnh.
Đồng rup mất giá khiến cuộc sống của nhiều người dân Nga thêm khó khăn khi mua thực phẩm và hàng nhập khẩu. Đây sẽ là thách thức không nhỏ dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thảo Nguyên (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Giá dầu lại "phá đáy", xuống dưới 30 USD/thùng
Giá dầu "phá đáy" lần thứ 2 trong tuần xuống dưới mức 30 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 15/1...
Trang Business Insider đưa tin, trong phiên giao dịch hôm 15/01, giá dầu "phá đáy" lần thứ 2 trong tuần xuống dưới mức 30 USD/thùng. Giá dầu giao sau trên thị trường Mỹ giảm 4,76% xuống mức 29,71 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 3,22% xuống mức 29,89 USD/thùng. Hôm 13/01, giá dầu phá đáy xuống dưới 30 USD/thùng, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003.
Tuy nhiên, trang Bloomberg đưa tin, trên thực tế, dầu được bán từ Ả rập Xê út sang châu Á còn thấp hơn như vậy, chỉ khoảng 26 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2002 do ảnh hưởng của lạm phát.
Giá dầu tiếp tục "tụt dốc" là dấu hiệu quan trọng cho thấy hiện tượng bùng nổ về cho vay ở Trung Quốc đang ở tình trạng như "tháo cống", Adair Turner, Chủ tịch của Viện nghiên cứu Tư tưởng Kinh tế mới, nhận định.
Vốn đầu tư giảm và xây dựng chậm lại ở Trung Quốc - thị trường tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 thế giới - "đang tạo ra xu hướng giảm phát rất mạnh trên thế giới, và đây là hậu quả tất yếu của tình trạng giá dầu phá đáy", Turner, Cựu chủ tịch của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Anh, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television.
T rong phiên giao dịch hôm 15/01, giá dầu "phá đáy" lần thứ 2 trong tuần xuống dưới mức 30 USD/thùng.
Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong vòng 25 năm. "Bạn có thể nhận ra sự sụt giảm lớn về thu nhập của các nhà sản xuất hàng hóa và dầu khí," Turner nói.
Tính theo giá Ả rập Xê rút thì giá dầu hiện chỉ đạt khoảng dưới 17 USD/thùng khi quy đổi sang tỷ giá USD của năm 1998 - thời điểm giá dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1980.
Lợi ích của người tiêu dùng từ việc giá dầu phá đáy đã bị ảnh hưởng do sự thay đổi về chính sách thuế nhiên liệu và sự cắt giảm trợ cấp của nhà nước, Paul Horsnell, trưởng ban nghiên cứu hàng hóa tại Standard Chartered Plc ở London, nhận xét.
"Nói gì thì nói, giá dầu hiện nay đang ở mức cực kỳ thấp," Paul Horsnell khẳng định.
Nga cũng bắt đầu thấm "nỗi đau" khi giá dầu giảm về mức 30 USD/thùng, trang CNBC trích lời Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev hôm 14/1 rằng: Nga sẽ cân nhắc việc bán các tài sản tại ngân hàng quốc doanh vì giá dầu "tụt dốc" vẫn tiếp tục tác động mạnh đến ngân sách quốc gia của nền kinh tế đang vật lộn với những tác động của suy thoái kinh tế này.
Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Gaidar ở Moscow, Bộ trưởng Alexei Ulyukayev cho biết, các nhà lãnh đạo Nga sẽ cân nhắc giải pháp bán cổ phần nhà nước trong 2 ngân hàng lớn nhất của nước này là Sberbank và VTB.
"Chính phủ nên cân nhắc điều này vì nguy cơ giá dầu sẽ tiếp tục giảm sâu trong một thời gian dài, thậm chí trong nhiều thập kỷ" ông Alexei Ulyukayev nói.
Chính phủ Nga có thể xem xét việc bán cổ phần trong một số ngân hàng lớn nhất của quốc gia này - hiện chính phủ Nga đang sở hữu 60,9% cổ phần trong ngân hàng lớn thứ 2 của Nga là VTB, và năm 50% cổ phần và quyền biểu quyết trong ngân hàng lớn nhất nước này là Sberbank.
Kinh tế Nga bắt đầu suy thoái từ đầu năm 2015 do tác động của giá dầu "lao dốc không phanh" - vì Nga là một nước sản xuất dầu lửa lớn, và do những lệnh cấm vận quốc tế đối với quốc gia này sau động thái sáp nhập Creme vào tháng 3/2014 và vai trò của Nga trong phong trào ủng hộ Nga tại Ukraine cùng thời điểm đó.
Chris Weafer, đối tác cao cấp tại Macro-Advisory chia sẻ rằng, nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Nga càng khẳng định khả năng cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh trong tương lai gần.
"Có vẻ như Tổng thống Putin ủng hộ phương án này, tuy nhiên những quan chức nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các công ty nhà nước lớn lại phản đối mạnh mẽ kế hoạch bán cổ phần nhà nước," Weafer nói.
"Tuy nhiên, việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước ngày càng bức thiết, đặc biệt trong bối cảnh giá dầu phá đáy, do vậy tầm ảnh hưởng đang trông đợi vào những người tuyên bố &'tôi cần tiền' để tạo đà tiến tới cổ phần hóa," Weafer nói thêm.
Cũng phát biểu tại diễn dàn kinh tế ở Gaidar, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cảnh báo rằng, giá dầu sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài. Ông này cho biết thâm hụt ngân sách của Nga chiếm 2,6% GDP của quốc gia này trong năm 2016 và ông sẽ hạch toán lại ngân sách do tác động của giá dầu "tụt dốc".
Anton Siluanov cho biết, trước đây ngân sách được hạch toán trên cơ sở giá dầu khoảng 82 USD/thùng, mức rất xa so với giá dầu hiện nay khoảng trên dưới 30 USD/thùng. Cùng với việc hạch toán lại ngân sách, Siluanov cho biết ông sẽ đề xuất cắt giảm chi tiêu ngân sách khoảng 10%.
Siluanov cũng đã từng phát biểu rằng, Chính phủ Nga kỳ vọng huy động được vốn thông qua việc cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh.
Hiện, Nga không phải là nước duy nhất đang loay hoay tìm cách tiết giảm tác động của giá dầu thấp đối với ngân sách Chính phủ. 6 quốc gia vùng vịnh chuyên sản xuất dầu lửa gồm Ả rập Xê út, Kuwait, Bahrain, Oman, Qatar và Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cũng đang lên kế hoạch áp dụng thuế kinh doanh lần đầu tiên do giá dầu giảm.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giá USD hôm nay 13/1 tiếp đà giảm mạnh Tỷ giá USD/VND hôm nay 13/1, so với hôm qua, giá USD niêm yết tại hầu hết các ngân hàng thương mại tiếp tục được điều chỉnh giảm mạnh. Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá USD/VND tại mức mua vào là 22.395 đồng/USD và bán ra là 22.465 đồng/USD, giảm 25 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra. Ngân...