Giá dầu ‘lao đốc không phanh’, nguy cơ phá sản hàng loạt trong ngành dầu mỏ
Ngày 20/4 đã đi vào lịch sử thế giới khi giá dầu thô WTI của Mỹ lần đầu tiên đã giảm xuống mức âm 37,63 USD/thùng.
Chỉ một tuần trước, giá dầu thô WTI trên sàn New York vẫn giao dịch ở mức 18,27 USD/thùng, nhưng mức giá này đã giảm không phanh trong phiên giao dịch này.
Giới phân tích cho rằng trước tình hình này, nhiều công ty dầu mỏ Mỹ có nguy cơ phá sản. Bởi lẽ hầu hết “đại gia” dầu mỏ đều vay nợ lớn trong giai đoạn trước đó và với đợt suy giảm giá dầu lịch sử này, một số trong nhóm đó có thể sẽ không thể sống sót nổi.
Một trạm bơm dầu ở Luling, bang Texas, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Công ty nghiên cứu thị trường Rystad Energy cho biết nếu giá dầu ở mức 20 USD/thùng, tính đến cuối năm 2021, sẽ có 533 công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ của Mỹ sẽ phải đệ đơn xin phá sản. Trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức 10 USD/thùng, hơn 1.100 công ty sẽ phải phá sản.
Video đang HOT
Một trong những nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc thế thảm là hợp đồng giao hàng tháng 5 đáo hạn vào ngày 21/4, các nhà đầu tư phải “bán tống bán tháo”, càng tạo áp lực lên giá “vàng đen”. Trong khi đó, có rất ít khách hàng mua dầu WTI giao tháng 5, vì không ai muốn nhận dầu vào lúc này.
Cùng với việc bán tháo trên thị trường, giá dầu giảm sâu là do thị trường dầu mỏ tại Mỹ đang dư thừa. Các hoạt động kinh tế và công nghệ bị đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới giảm mạnh. Hiện lượng dầu tồn trong các kho chứa dầu của Mỹ ở Cushing đã tăng 9% trong tuần (tính tới ngày 17/4), khoảng 61 triệu thùng.
Trong bối cảnh đó, các công ty lọc dầu đều đang xử lý dầu thô với mức ít hơn bình thường, vì vậy hàng trăm triệu thùng dầu bị đẩy vào các kho chứa trên toàn thế giới. Một số nhà buôn thậm chí đã phải thuê tàu neo đậu chỉ để chứa dầu thừa. Hiện vẫn còn lượng dầu kỷ lục, ước tính 160 triệu thùng đang nằm trong két chứa trên toàn cầu.
Giá dầu WTI giao tháng 5 lao dốc còn phản ảnh lo ngại về một lượng cung dư thừa sắp xuất hiện. Đó là dầu xuất đi từ các quốc gia OPEC, như Saudi Arabia từ tháng 3. Hệ quả từ tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu đang là yếu tố gây áp lực lớn cho giá dầu. Mặc dù các nước sản xuất dầu đã ký thỏa thuận giảm sản lượng khai thác nhưng mức giảm đó không kịp để tránh bế tắc trong vài tuần tới. OPEC nhất trí giảm sản lượng khai thác 9,7 triệu thùng/ngày để kiểm soát nguồn cung, nhưng phải đến ngày 1/5 thỏa thuận mới có hiệu lực.
Tuy nhiên, theo báo Wall Street Journal, Saudi Arabia đang xem xét kế hoạch cắt giảm sản lượng sớm nhất có thể, thậm chí trước thời điểm dự kiến vào 1/5.
Phương Hoa
Giá dầu chạm mức thấp nhất kể từ 2003, hướng đến 20 USD/thùng
Trong ngày 'đen tối lịch sử' của thị trường dầu mỏ hôm 9/3/2020, khi giá dầu thô giảm 1/3 giá trị chỉ trong một phiên giao dịch, hàng loạt các dự báo bi quan về giá dầu trong tương lai đã được đưa ra, trong đó có dự báo giá sẽ về mức khoảng 20 USD/thùng - dự báo được cho là 'hoang đường' dù thị trường dầu đang trong xu hướng lao dốc. Tuy nhiên, chỉ hơn một tuần sau, dự báo đang dần trở thành hiện thực.
Sáng 18/3/2020, giá dầu đã chạm mức thấp nhất gần 17 năm do dịch virus corona lây lan quá nhanh gây lo ngại sẽ đẩy kinh tế toàn cầu sớm lâm vào suy thoái - điều sẽ khiến khoảng cách giữa cầu và cung dầu càng trở nên xa cách.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đang đưa ra những quyết định chưa từng có nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, giá dầu vẫn tiếp tục suy giảm và các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới cũng không ngần ngại hạ tiếp giá bán dầu thô.
Ông Stephen Innes, chiến lược gia thị trường châu Á Thái Bình Dương thuộc AxiCorp nhận định, giá dầu có thể giảm xuống dưới 18-20 USD/thùng; và trong trường hợp các ca nhiễm virus corona tăng mạnh hơn nữa, nhất là ở Mỹ, thì ngành kinh doanh dầu mỏ sẽ thực sự rơi vào 'địa ngục'.
Các nhà kinh doanh dầu đang tìm kiếm những tia hy vọng từ sự nỗ lực của toàn cầu để ngăn chặn sự 'sụp đổ" của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là hy vọng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ngầy 17/3 tuyên bố sẽ tái khởi động chương trình nới lỏng định lượng - đã từng áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính - để ngăn chặn tác động từ Covid-19. Chứng khoán Mỹ nhờ đó đã có phiên hồi phục mạnh mẽ nhất kể từ năm 1987. Song bất chấp tất cả, giá dầu vẫn tiếp tục lao dốc sau khi Saudi Arabia thông báo dự định sẽ xuất khẩu kỷ lục 10 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 4 tới.
Trong bối cảnh đó, Goldman Sachs Group Inc. đã phải hạ 8 triệu thùng/ngày trong dự báo về tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu, đồng thời giảm dự báo về giá dầu Brent trong quý II/2020 xuống 20 USD/thùng. Công ty Mizuho Securities cũng đồng quan điểm khi cảnh báo giá dầu có thể sẽ còn giảm sâu nữa do dầu mỏ của Nga và Saudi Arabia làm cho thị trường vốn đang tràn ngập nguồn cung trở nên dư thừa hơn nữa.
Lúc 8h46 sáng 18/3, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2 US cent xuống 26,93 USD/thùng trên sàn New York; ở Singapore, dầu Brent tăng 7 US cent lên 28,08 USD, nhưng trước đó đã giảm 4,4% trong ngày 17/3.
Vân Chi (Toquoc.vn)
Giá dầu trong phiên đầu tuần chạm mức cao nhất trong 3 tháng Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô đã chạm mức cao nhất trong 3 tháng qua sau khi tiếp tục nhận được những hỗ trợ tích cực. Ảnh minh họa. Cụ thể, chốt phiên giao dịch tại Mỹ, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2-2020 đứng ở mức 61,73 USD/thùng, tăng 0,01 USD...