Giá dầu hôm nay: Dầu WTI tăng gần 5%
Giá dầu thô hôm nay 30/5 tăng mạnh, trong đó dầu thô Mỹ chứng kiến mức tăng gần 5%.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 35,32 USD/thùng – tăng 4,78%. Trong khi đó, giá dầu Brent dừng ở mức 35,33 USD/thùng – tăng 0,11%.
Cả WTI và Brent đều đánh dấu tháng tăng mạnh nhờ sản lượng dầu thế giới giảm và dự đoán về tăng trưởng nhu cầu khi các bang của Mỹ, bao gồm New York và một số quốc gia khác tiến hành mở cửa trở lại sau các lệnh phong toả chống dịch bệnh.
Video đang HOT
Sau quãng thời gian các nhà sản xuất thực hiện việc cắt giảm sản lượng và góp phần mang lại đà hồi phục tốt hơn cho giá nhiên liệu, OPEC đang lên kế hoạch tiếp tục gia hạn thỏa thuận đến cuối năm 2020.
Đây được xem là một động thái hợp lý trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa đi qua và ảnh hưởng của dịch bệnh này vẫn rất nặng nề đối với nhiều quốc gia.
Trước đó, các quốc gia OPEC đã đạt được sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6 để bù đắp cho sự sụt giảm về giá và nhu cầu giảm do bùng phát đại dịch Covid-19.
Giới chuyên gia cho rằng, những dấu hiệu không rõ ràng về việc cắt giảm của các quốc gia OPEC có thể tác động mạnh đến thị trường dầu mỏ trong tương lai gần, và điều đó có thể cộng hượng cùng căng thẳng Mỹ – Trung để đe dọa sức tăng trở lại, hoặc tồi tệ hơn là rơi xuống mức 0 một lần nữa.
Theo thống kê, tính từ đầu năm 2020 đến nay giá dầu vẫn giảm gần 40%. Nhiều quốc gia buộc phải thực hiện giãn cách xã hội, hay hạn chế đi lại và điều này đã ngăn cản nhiều hoạt động giao dịch nhiên liệu trên toàn cầu.
Dầu thế giới vững giá trong phiên ngày 25/5
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 25/5, khi các thị trường Singapore, London và New York đóng cửa nghỉ lễ.
Dầu thế giới vững giá trong phiên ngày 25/5. Ảnh minh họa: Huy Hùng-TTXVN
Vào lúc 23 giờ 59 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng lên 35,81 USD/thùng, trong khi giá dầu Mỹ ổn định ở mức 33,74 USD/thùng. Tính từ đầu năm đến nay, giá cả hai loại dầu này đã giảm khoảng 45%.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vấn đề Hong Kong đã làm dấy lên những lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu. Trước đó, hai nước này đã bất đồng trong một loạt các vấn đề, trong đó có thương mại và cách xử lý dịch COVID-19 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giá dầu đã được tiếp thêm lực đẩy từ các động thái cắt giảm sản lượng trên toàn cầu. Tính đến nay, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi chung là OPEC , đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày được gần một tháng.
Bên cạnh đó, số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy số giàn khoan hoạt động của Mỹ, một chỉ báo cho sản lượng trong tương lai, đã giảm 21 giàn xuống mức thấp kỷ lục 318 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 22/5./.
Thị trường ngày 06/05: Giá dầu tăng hơn 20%, vàng duy trì trên 1.700 USD/ounce Tâm lý các thị trường lạc quan khi một số quốc gia Châu Á, Châu Âu và một số bang của Mỹ nới lỏng việc phong tỏa, kết thúc phiên 5/5 dầu tăng mạnh, các kim loại công nghiệp đồng loạt tăng, giá vàng duy trì ở mức cao. Ảnh minh họa, Dầu tăng mạnh Giá dầu tăng trong phiên đêm qua do...