Giá dầu hôm nay 14/9 tiếp tục giảm do không có điểm tựa
Giá dầu hôm nay 14/9 tiếp tục giảm trong bối cảnh khả năng cải thiện nhu cầu dầu toàn cầu vô cùng yếu ớt.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 37,31 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 39,69 USD/thùng.
Giá dầu chịu tác động bởi sự sụt giảm kéo dài trên thị trường chứng khoán Mỹ và theo một báo cáo cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ đã chậm lại trong tháng 8 do hỗ trợ tài chính từ chính phủ đã không còn.
Tại Mỹ, kho dự trữ dầu thô tăng trong tuần trước, so với kỳ vọng, do các nhà máy lọc dầu chậm trở lại hoạt động sau khi các địa điểm sản xuất bị đóng cửa do bão ở Vịnh Mexico.
Video đang HOT
Các nhà khoan của Mỹ cũng đã bắt đầu bổ sung thêm các giàn khoan dầu khí sau khi số lượng giàn khoan, một chỉ số sớm về sản lượng trong tương lai, đạt mức thấp kỷ lục 244 trong tuần tính đến ngày 14/8.
Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu tiếp tục bùng phát với các ca nhiễm Covid-19 gia tăng ở Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha và một số vùng của Mỹ.
Số ca mắc mới Covid-19 đang gia tăng mạnh ở Ấn Độ với mức tăng kỷ lục hàng ngày là 96.551 trường hợp được ghi nhận hôm 11/9, nâng tổng số ca mắc lên hơn 4,5 triệu.
Các đợt bùng phát đang đe dọa làm chậm sự phục hồi kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu về nhiên liệu.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết thị trường dầu đang chịu áp lực cả về triển vọng nhu cầu giảm và nguồn cung gia tăng.
Giá dầu hôm nay 10/9 biến động ngược chiều trên thị trường thế giới
Trong khi giá dầu Brent đang quay đầu tăng trở lại, giá dầu WTI tiếp tục giảm sau khi đã tăng nhẹ vào cuối phiên trước đó.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 37,87 USD/thùng - giảm 0,47%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 40,79 USD/thùng - tăng 2,54%.
Việc OPEC cắt giảm nguồn cung kỷ lục đã giúp hỗ trợ giá, nhưng với các số liệu kinh tế ảm đạm được báo cáo gần như hằng ngày, triển vọng về nhu cầu dầu vẫn không mấy khả quan.
Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới đã giảm lượng tiêu thụ vào tháng 8/2020 và tăng xuất khẩu dầu trong nước.
Trong khi đó, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang "nóng" lên từng ngày sau tuyên bố có thể cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, cũng như đe doạ trừng phạt các công ty Mỹ tạo việc làm bên ngoài nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump.
Ngoài ra, chuyên gia Helima Croft của RBC nói rằng, động thái giảm giá bán tháng 10 của Ả Rập Xê-út đã gây ra những lo ngại về nhu cầu mới.
Bank of America mới đây cho biết sẽ mất 3 năm để nhu cầu phục hồi từ Covid-19, với điều kiện có vaccine hoặc thuốc chữa bệnh.
Kể từ khi WTI rơi vào vùng tiêu cực lần đầu tiên trong tháng 4, giá dầu đã có một sự trở lại lớn. WTI đã tăng gần 90% trong tháng 5 và đã công bố mức tăng hàng tháng kể từ đó. Tất nhiên, lợi nhuận tăng sau mức thấp kỷ lục, nhưng giá tăng cao hơn khi các nhà sản xuất quốc tế giảm sản lượng trong nỗ lực chống lại sự sụt giảm nhu cầu do đại dịch gây ra.
Nhưng trong những phiên gần đây, giá đã bắt đầu có xu hướng thấp hơn. WTI đã giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai sau khi ghi nhận mức giảm 7,45% trong tuần trước và ghi nhận mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất kể từ tháng Sáu.
Giá dầu hôm nay 8/9 giảm sau khi Ả Rập Xê-út giảm giá bán tại châu Á Giá dầu hôm nay 8/9 giảm sau khi Ả Rập Xê-út thực hiện đợt giảm giá tháng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 39,24 USD/thùng - giảm 1,33%, trong khi giá dầu Brent dừng...