Giá dầu hồi phục nhờ tồn kho của Mỹ giảm
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, sau khi giảm mạnh trong phiên trước đó, nhờ số liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ ba liên tiếp.
Giá dầu thế giới giằng co mạnh thời gian gần đây do sự tác động của những yếu tố trái chiều – Ảnh: Reuters/CNBC.
Lúc đóng cửa tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giao tháng 8 tăng 1,09 USD/thùng, tương đương tăng 1,9%, đạt 57,34 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 1,42 USD/thùng, tương đương tăng 2,3%, chốt ở 63,82 USD/thùng.
Báo cáo hàng tuần từ Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm 1,1 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/6. Mức giảm này thấp hơn dự báo giảm 3,7 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Theo một số chuyên gia, việc tồn kho dầu Mỹ giảm là một dấu hiệu cho thấy sự yếu đi của nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nhất là khi lượng tồn kho đến nay đã giảm 3 tuần liên tiếp. Trong tuần kết thúc vào ngày 21/6, mức giảm lên tới 12,8 triệu thùng.
Tuy nhiên, già dầu vẫn tăng phiên này do mức giảm tồn kho dầu ít hơn dự báo. Ngoài ra, nhà phân tích cấp cao James Hatzigiannis thuộc Long Leaf Trading Group nói rằng nhiều nhà đầu tư mua vào với tâm lý “săn hàng giá rẻ” vì giá dầu đã giảm sâu trong phiên ngày thứ Ba, chạm đáy của gần 2 tuần.
Video đang HOT
Giá dầu thế giới giằng co mạnh thời gian gần đây do sự tác động của những yếu tố trái chiều. Một mặt, giá dầu chịu sức ép giảm từ triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi. Mặt khác, giá dầu được hỗ trợ bởi khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đối tác gồm Nga, tức nhóm OPEC , tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Đầu tuần này, OPEC đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu 1,2 triệu thùng/ngày cho tới tháng 3/2020. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng các yếu tố nền tảng của thị trường dầu đều không hỗ trợ được nhiều cho giá dầu.
Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị ở vùng Vịnh cũng có tác dụng đẩy giá dầu tăng.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày thứ Tư cảnh báo rằng nước này sẽ làm giàu uranium ở “bất kỳ khối lượng nào mà chúng tôi muốn” bắt đầu từ Chủ nhật tuần này. Tuyên bố của ông Rouhani làm gia tăng nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận hạt nhân 2015 mà Iran ký kết với các cường quốc. Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này trong khi các nước châu Âu vẫn đang cố gắng giữ thỏa thuận khỏi sụp đổ.
“Ngoài thỏa thuận của OPEC , các yếu tố nền tảng trong trung hạn đều yếu”, MarketWatch dẫn nhận định của nhà phân tích Martijn Rats thuộc Morgan Stanley.
“Sự giảm tốc của nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm nay chưa có dấu hiệu đảo chiều. Các số liệu của tháng 5 cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu gần như không tăng. Ngoài ra, sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC được dự báo tăng hơn 2 triệu thùng/ngày trong năm 2020, đánh dấu năm tăng thứ 3 liên tiếp. OPEC đang tiếp tục cân bằng thị trường, nhưng họ phải đánh đổi bằng thị phần đáng kể”.
Ngân hàng Barclays dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2019 sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 2011, với mức tăng chưa đầy 1 triệu thùng/ngày so với 2018.
Ngân hàng Morgan Stanley hôm thứ Ba đã hạ dự báo giá dầu Brent trong dài hạn về 60 USD/thùng từ mức 65 USD/thùng đưa ra trước đó, đồng thời cho rằng thị trường dầu lửa toàn cầu về cơ bản sẽ cân bằng trong 2019.
Theo vneconomy.vn
WB hạ dự báo tăng trưởng năm nay của kinh tế toàn cầu
Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2019.
Theo TTXVN, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu công bố ngày 4/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới khi xung đột thương mại leo thang và các nền kinh tế lớn giảm tốc mạnh.
WB nhận định kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 1 và cũng thấp hơn nhiều mức tăng trưởng 3% của năm ngoái.
WB hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay xuống 2,6%. (Ảnh minh họa)
Ở Đông Á và Thái Bình Dương, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ đạt 5,9%, lần đầu tiên xuống dưới mức 6% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á hơn 20 năm trước. Dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vẫn ở mức 6,2% trong năm nay.
Triển vọng tăng trưởng của Mỹ không thay đổi, vẫn là 2,5%, nhưng xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu và châu Á sẽ chậm lại rất rõ rệt.
Trong khi đó, tình hình kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro xấu đi nhanh chóng, với mức dự báo tăng trưởng được điều chỉnh giảm từ 1,6% xuống 1,2%, khi xuất khẩu tới Trung Quốc, Trung Á và các thị trường khác giảm. Với Nhật Bản, WB dự báo 0,1 điểm phần trăm, xuống 0,8%, khi nền kinh tế nước này vẫn yếu, đặc biệt là về thương mại.
Không đề cập đến đe dọa đánh thuế mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Mexico nhưng báo cáo của WB hạ dự báo tăng trưởng của nước này 0,3 điểm phần trăm, xuống chỉ 1,7%. Trong khi đó, dự báo cho Brazil cũng bị hạ 0,7 điểm phần trăm xuống 1,5%.
Rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu là nguy cơ gia tăng những va chạm về thương mại giữa các nền kinh tế lớn, mà mới đây nhất là việc ông Trump trong tuần trước thông báo sẽ áp thuế trừng phạt lên hàng hóa của Mexico do bất đồng về chính sách nhập cư. Thương mại của toàn cầu trong năm nay được cho là chỉ tăng trưởng 2,6%, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và giảm 1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1.
Theo Vneconomy, giới đầu tư đang có phần xem nhẹ nguy cơ mà cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đặt ra đối với nền kinh tế toàn cầu, ngân hàng Mỹ Morgan Stanley nhận định ngày 2/6. Theo báo cáo này, nếu có thêm bước leo thang mới, chiến tranh thương mại có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái sau chưa đầy một năm.
"Các nhà đầu tư nhìn chung đang cho rằng chiến tranh thương mại có thể kéo dài hơn, nhưng dường như họ xem nhẹ ảnh hưởng tiềm tàng của cuộc chiến này với triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu", hãng tin Reuters dẫn lời chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley, ông Chetan Ahya.
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã nâng thuế quan bổ sung từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời dọa sẽ áp thuế 25% lên thêm khoảng 300 tỷ USD hàng Trung Quốc nữa.
Theo vị chuyên gia, ở thời điểm này, hệ quả của chiến tranh thương mại "là điều rất khó đoán định", nhưng cảnh báo rằng nếu Mỹ thực hiện lời đe dọa áp thuế quan 25% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thì "kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào một cuộc suy thoái sau 3 quý".
Theo thuonghieuvaphapluat.vn
Giá dầu thế giới 5/6: Đồng loạt tăng nhẹ Trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu tăng nhẹ sau khi kỳ vọng về việc FED sớm hạ lãi suất cơ bản đã hạ nhiệt lo ngại rủi ro tăng trưởng kinh tế toàn cầu, qua đó hỗ trợ giá dầu thế giới ngày 5/6 tăng nhẹ. Tính đến 10 giờ sáng ngày 5/6, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile...