Giá dầu giảm ngăn cản thoả thuận năng lượng Nga Trung
Nga và Trung Quốc vừa ký một thoả thuận cơ bản về việc cung cấp khí đốt tại APEC vào cuối tuần qua; tuy nhiên, nhiều khả năng thoả thuận này sẽ không đạt được vì giá năng lượng thế giới đang giảm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: Reuters
Đến thăm Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã soạn các điều khoản cơ bản cho đường ống dẫn khí từ Nga đến Trung Quốc, một dấu hiệu của sự hợp tác sâu hơn giữa hai nước.
Gazprom (GAZP.MM), công ty sản xuất khí đốt lớn của Nga kì vọng sẽ xuất được 30 triệu mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc sau khi hai nước đạt được thoả thuận này. Con số này sẽ lên đến đến 38 triệu mét khối khí đốt mỗi năm kể từ sau năm 2018.
Tuy nhiên, các điều khoản giữa hai bên không hề ràng buộc. Việc giá dầu giảm xuống 1/3 kể từ giữa tháng 6 năm nay và khiến giá khí đốt chững lại đã làm cho cuộc thảo luận trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, giá dầu giảm có thể làm ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của Gazprom vào cơ sở hạ tầng cần thiết để cung cấp khí đốt cho Bắc Kinh.
Video đang HOT
“Sự sụt giảm của giá dầu hiện tại sẽ ảnh hưởng đến giá khí đốt. Và giá khí đốt có thể khiến cho thoả thuận này khó đi đến kết quả cuối cùng. Trung Quốc sẽ mong muốn một mức giá khí đốt thấp hơn so với các nước phương Tây vì vẫn còn một quãng đường dài nữa để khí đốt nhập khẩu từ Nga có thể đến tay người tiêu dùng”, cố vấn Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc cho biết.
Nga luôn muốn thắt chặt mối quan hệ với các nước châu Á – Thái Bình Dương Ảnh: AFP
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng thỏa thuận này cũng sẽ “đem đến nhiều tác động tích cực cho nền công nghiệp năng lượng Nga – Trung”.
Chính quyền Putin luôn quan tâm thắt chặt mối quan hệ với các nước châu Á. Moscow muốn thể hiện sự độc lập của Nga, mặc cho sự phát triển của nền công nghiệp năng lượng Nga đang bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt nước này đang phải gánh chịu vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trên thực tế, Moscow trước đó đã gửi một thông điệp đến châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này, rằng Nga đã có một đối tác xuất khẩu khác. Theo Reuters, động thái này là khá quan trọng đối với ngân sách của Nga, khi mà dầu và khí đốt chiếm đến một nửa tổng thu nhập của nước này.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc ngập sách về Putin
Lý do chính cho sự yêu mến khác thường mà các độc giả TQ dành cho Tổng thống Nga là "mối quan hệ thân tình" giữa TQ và Nga - Nhật báo TQ cho biết.
Ảnh: China Daily
Các cuốn sách về lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã trở nên cực kỳ phổ biến tại TQ ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC dự kiến tổ chức ở Bắc Kinh nửa cuối tháng 11, tờ báo nhấn mạnh.
Hàng chục cuốn sách viết về Putin của các tác giả TQ hoặc sách được dịch từ ngôn ngữ khác xuất hiện ở những tiệm sách lớn nhất ở trung tâm Bắc Kinh. Lý do chính là "mối quan hệ thân tình" giữa hai nước.
Hơn 250.000 cuốn của tác giả người TQ Zheng Wenyang với tiêu đề "Ông sinh ra cho nước Nga" đã được bán sạch. Nhật báo TQ dẫn một chuyên gia nghiên cứu Nga thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội TQ rằng, Putin đã trở thành một biểu tượng với rất nhiều người TQ nhờ lập trường kiên quyết của ông trong mối quan hệ với phương Tây.
Một cuốn khác bao gồm các tuyên bố của Putin, các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí và những buổi "hỏi đáp" đã được xuất bản ở TQ năm nay.
Putin &'xoay trục' về phía Đông
"Các yếu tố địa chính trị đang là chất xúc tác cho mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Nga và TQ", Steve Orlins, chủ tịch ủy ban quốc gia Mỹ về quan hệ Mỹ-Trung nói. Giá dầu sụt giảm, cấm vận kinh tế của phương Tây với Nga, cuộc xung đột Ukraina đang kéo lùi tăng trưởng kinh tế nước này. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế Nga đang sụt giảm và dự báo tăng trưởng GDP chỉ ở mức 0,2% năm nay.
Để đối phó, Putin đang hướng về phía Đông, tạo điều kiện cho TQ tiếp cận nguồn nguyên liệu thô và hệ thống vũ khí hiện đại. Khi đồng rúp đang mất giá gần như kỷ lục và đầu tư nước ngoài giảm mạnh, lượng tiền mặt của TQ sẽ giúp Nga lấp chỗ trống.
Theo Cục Thống kê Nga, thương mại Nga-Trung đạt hơn 59 tỉ USD tính đến thời điểm này năm nay, với các lĩnh vực đa dạng từ năng lượng đến tài chính và công nghệ. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Lauren Goodrich tại Stratfor, mối quan hệ hiện tại giữa hai bên là "cuộc hôn nhân vật chất". Nga không thể phụ thuộc vào phương Tây trong thị trường năng lượng và Đông Á là cơ hội hoàn hảo để Nga tăng cường xuất khẩu năng lượng.
Hôm 13/10, một đoàn đại biểu lớn của TQ do Thủ tướng Lý Khắc Cường dẫn đầu đã ký kết hàng loạt hợp đồng ở Moscow. Đáng kể trong số này là thỏa thuận hoán đổi 25 tỷ USD giá trị nhân dân tệ cho đồng rúp của Nga trong vòng ba năm; thỏa thuận hợp tác hệ thống vệ tinh hàng hải và đường sắt cao tốc. Hai bên còn lên kế hoạch xây dựng cầu đường sắt đầu tiên ở vùng biên giới và một cảng ở vùng Viễn Đông của Nga.
Theo Vietnamnet
Nga nói thẳng vì sao 'ôm' Trung Quốc Nga cần vốn đầu tư và kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế. Đó là khẳng định của Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư trực tiếp của nga (RDIF), Kirill Dmitriev trong bài phỏng vấn Tấn Hoa xã hôm cuối tuần. Theo ông Dmitriev, những lợi thế của Trung Quốc trong các lĩnh vực như chế tạo, công...