Giá dầu giảm nếu thỏa thuận hạt nhân của Iran được ký kết ?
Việc ký kết thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc có thể giúp Iran nới lỏng lệnh trừng phạt quốc tế và tăng nguồn cung dầu, kéo giá dầu tiếp tục giảm, theo The Wall Street Journal.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bắt tay với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (phải) trước cuộc họp về chương trình hạt nhân của Iran ở Geneva, Thụy Sĩ – Ảnh: Reuters
Cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran đang diễn ra ở Thụy Sĩ với sự tham gia của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức. Các nước tham gia kỳ vọng sẽ đạt được có một thỏa thuận khung trước kỳ hạn 31 tháng 3 tới.
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu dầu của Iran bị nhiều tổn thất vì lệnh trừng phạt của các nước phương Tây nhằm gây sức ép lên chương trình hạt nhân của Iran. Các biện pháp trừng phạt đưa ra vào năm 2012 đã đánh trực tiếp vào hoạt động giao dịch dầu mỏ quốc tế của Iran, khiến nước này thất thu từ nửa triệu đến 1,2 triệu thùng/ngày, theo Reuters.
Thỏa thuận hạt nhân nếu được các bên ký kết có thể giúp nới lỏng lệnh trừng phạt và cho phép Iran xuất khẩu thêm ít nhất nửa triệu thùng dầu thô một ngày. Trong khi đó, thị trường thế giới đang thừa cung và nhiều khả năng giả dầu sẽ tiếp tục giảm, The Wall Street Journal nhận định.
Video đang HOT
Một giàn khoan dầu của Iran ở ngoài khơi biển Caspian – Ảnh: AFP
Giá dầu thô giao tháng 4.2015 trên sàn giao dịch New York (Mỹ) hôm 16.3 đã giảm 4% xuống mức 42,85 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 3.2009, Bloomberg đưa tin. Trong ngắn hạn, dầu tồn kho và tốc độ sản xuất liên tục như hiện nay sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu, các chuyên gia cho biết.
Dù thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc phương Tây chưa đạt được, nhưng Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh hôm 16.2 nói rằng Iran có thể tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu dầu thô một cách nhanh chóng. Nếu các biện pháp trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ, Iran có thể sản xuất thêm 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, việc Iran tăng nguồn cung sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu thế giới, hãng tin Shana dẫn lời Bộ trưởng dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh.
Các chuyên gia cho rằng Iran có thể xuất khẩu thêm khoảng 800.000 thùng/ngày trong vòng 1 năm nếu họ tìm được thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, sản lượng này có thể sẽ giữ ở mức đó hoặc sụt giảm cho đến khi nhận được nguồn đầu tư từ nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã gây tổn thất lớn cho hoạt động xuất khẩu dầu, buộc Iran phải đóng cửa một số mỏ dầu và cắt sản lượng ở nhiều mỏ khác.
Việc chuyển đột ngột hoạt động sản xuất trở lại bình thường như trước đây có thể mất nhiều thời gian. mặt khác, các mỏ dầu đang khai thác của Iran cần phải được bảo dưỡng và đổi mới công nghệ. Nếu không thực hiện các biện pháp này, năng suất khai thác dầu sẽ giảm sút nhanh chóng, theo The Wall Street Journal.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Nga, Đức, Pháp họp kín về Ukraine tại Paris
Các ngoại trưởng Nga, Đức, Pháp hôm nay đã họp kín về cuộc khủng hoảng Ukraine tại Paris, một quan chức ngoại giao Đức hé lộ.
Lệnh ngừng bắn tại đông Ukraine đã không được tuân thủ sau khi ký kết vào 5/9.
Tuy nhiên chi tiết về cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau hội thảo quốc tế lớn về cuộc chiến chống phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tại Iraq không được tiết lộ.
Người phát ngôn của Ngoại trưởng Đức cùng một nguồn tin ngoại giao Pháp đã xác nhận về cuộc họp kín.
Trong khi đó, ngày hôm qua, lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai đã giao tranh ác liệt tại miền đông, khiến 6 thường dân thiệt mạng, bất chấp lệnh ngừng bắn được ký kết hôm 5/9.
Lệnh ngừng bắn đã được xem là bước khởi đầu để tiến tới một kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.700 người từ tháng 4 tới nay.
Cũng vào ngày hôm nay khoảng 1.300 binh sỹ đến từ 15 quốc gia, trong đó có Mỹ và các quốc gia NATO khác tham dự cuộc tập trận chung ở miền tây Ukraine.
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng Mặc dù ký kết "Thỏa thuận thương mại tự do toàn diện và sâu rộng" với EU, song con đường hội nhập châu Âu của Ukraine vẫn còn đầy gian nan và đang bị xếp sau mối ưu tiên hàng đầu hiện này là thống nhất lãnh thổ. Theo nhận định của tác giả Sean Griffin trên trang russiancouncil.ru, mong muốn gia nhập...