Giá dầu giảm mạnh xuống 65 USD/thùng: Giấc mơ hay sự thật?
Giá dầu thế giới đã hạ xuống dưới mốc 100 USD/thùng do lo ngại suy thoái gia tăng, nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm đi.
Thậm chí, Ngân hàng Citi còn dự báo, giá dầu từ nay đến cuối năm có thể xuống mốc 65 USD/thùng nếu xảy ra suy thoái.
Giá dầu thô vào ngày 5/7 giảm mạnh. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ WTI ngày 5/7 có thời điểm giảm 10%, xuống mức 97,43 USD/thùng. Còn giá dầu thô Brent có lúc giảm 9,45%, xuống mức 102,77 USD/thùng. Chốt phiên 5/7, giá dầu WTI giao tháng 8 giảm 8,93 USD, tương đương 8,2%, giao dịch ở mức 99,5 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9 giảm 10,73 USD, tương đương gần 9,5%, xuống 102,77 USD/thùng.
Đến phiên sáng nay (6/7, giờ Việt Nam), giá dầu thế giới có xu hướng nhích nhẹ. Cụ thể, theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 13h21′ ngày 6/7 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 9 được giao dịch ở mức 103,5 USD/thùng, tăng 0,74 USD, tương đương 0,72% so với ngày hôm qua. Cùng thời điểm, giá dầu thô WTI giao tháng 8 được giao dịch ở mức 99,89 USD/thùng, tăng 0,39 USD, tương đương 0,39 % so với ngày hôm qua.
Giá dầu nguy cơ xuống 65 USD/thùng
Theo các nhà phân tích, giá dầu giảm mạnh do các nhà giao dịch lo ngại việc ngân hàng trung ương tại một số nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát có thể gây rủi ro suy thoái, khiến nhu cầu nhiên liệu giảm.
Ngoài ra, việc đồng USD tăng giá mạnh cũng gây sức ép lên giá dầu. Chỉ số USD, đo giá trị của đồng tiền này so với 6 đồng tiền mạnh khác, đã tăng 1,3% vào cuối ngày 5/7.
Video đang HOT
Gần đây, nhiều dự báo mới về giá dầu đã được các chuyên gia đưa ra. Ngân hàng Citi mới đây đưa ra dự báo rằng, giá dầu từ nay đến cuối năm có thể xuống mốc 65 USD/thủng nếu như nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Hiện nay, căng thẳng Nga – Ukraine chưa hạ nhiệt, lạm phát vẫn leo thang. Tuy nhiên, theo trang Marketwatch, đang có một sự chuyển dịch kỳ lạ. Thị trường đang thay đổi từ quan tâm tới lạm phát chuyển sang nỗi sợ suy thoái.
Công cụ đo lường GDP của FED Atlanta cho hay, kinh tế Mỹ trong quý II/2022 có thể suy giảm 2,1%, có nghĩa là hai quý suy giảm liên tiếp. Còn theo dự báo của Bloomberg, nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới sẽ tăng lên 38%.
Theo các chuyên gia, những lo ngại suy thoái đã tác động mạnh lên thị trường dầu thế giới. Nỗi sợ suy thoái lấn át cả tình trạng khan hiếm nguồn cung thực tế. Hãng tư vấn năng lượng Ritterbusch & Associates cho hay, khả năng suy thoái cao ngày càng áp đảo tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu về dầu. Thị trường dầu dường như đang ghi nhận nhu cầu yếu đi, rõ nhất là với xăng và dầu diesel.
Trong khi Citi dự báo giá dầu giảm mạnh thì một số tổ chức khác lại nhận định giá dầu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Mới đây, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) dự báo giá dầu Brent kỳ hạn tại thị trường London có thể tăng lên 140 USD/thùng trong quý III/2022. Goldman Sachs còn cho biết, giá bán lẻ xăng trong mùa hè năm nay cần phải tăng lên mức phù hợp với giá dầu 160 USD/thùng mới kéo được nhu cầu đi xuống.
Mới đây, các nhà phân tích của JPMorgan Chase & Co cảnh báo, nếu Nga cắt giảm nguồn cung 5 triệu thùng/ngày, như một đòn trả đũa đối với việc nhóm G7 áp mức giá trần với dầu của nước này thì giá dầu có thể lên tới 380 USD/thùng.
Vào tháng 3 vừa qua, giá dầu WTI từng vọt lên mức 130,5 USD/thùng, còn giá dầu Brent đã đạt ngưỡng 140 USD. Đó là mức giá cao nhất của hai loại dầu này kể từ năm 2008.
Cảnh báo đáng sợ, giá dầu lên đến 100 USD/thùng
Giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao kỷ lục trong những ngày gần đây. Các chuyên gia dự báo, giá dầu có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng khi mùa đông đến.
Đêm 4/10 (theo giờ Việt Nam), Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (được gọi là OPEC ) có cuộc họp bàn về phương án tăng sản lượng khai thác trong thời gian tới. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh OPEC chịu áp lực lớn từ Mỹ và Ấn Độ về việc tăng sản lượng sau khi giá dầu thế giới đã tăng 50% trong năm nay.
Sau cuộc họp, các nước OPEC đã thống nhất tuân theo thỏa thuận đã cam kết tăng sản lượng dầu lên 400.000 thùng/ngày vào tháng 11 nhưng từ chối các yêu cầu bơm thêm dầu.
Ngay sau thông báo của OPEC , trong phiên giao dịch đầu giờ sáng 5/10, giá dầu mỏ tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu thô Brent (được xem là tiêu chuẩn cho giá dầu thế giới) đã vượt ngưỡng 81 USD/thùng - mức cao chưa từng thấy trong 3 năm trở lại đây. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đã tăng lên 77,8 USD/thùng - mức cao nhất trong 7 năm qua.
Giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao kỷ lục trong những ngày gần đây.
Đến sáng 6/10, giá dầu vẫn tiếp đà tăng. Theo đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI ngưỡng 79,07 USD/thùng còn giá dầu Brent là 82,72 USD/thùng.
Giá dầu thế giới đã tăng giá không ngừng suốt 7 tuần qua, tới nay đã tăng thêm 25% giá trị. Và đà tăng của giá dầu chưa có dấu hiệu dừng lại.
Các chuyên gia nhận định, việc nhóm OPEC khước từ tăng sản lượng dầu thời gian tới đã góp phần đẩy giá nguyên liệu này tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.
Tuy nhiên, giá dầu thế giới tăng còn do chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ "tự nhiên". Vào mùa đông, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt thường tăng cao, dẫn tới giá các nguyên liệu này cũng tăng.
Giá dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá trên thế giới đã tăng phi mã trong những tháng gần đây. Tại Trung Quốc, Anh, khủng hoảng nhiên liệu đã gây mất điện diện rộng, người dân phải xếp hàng dài mua xăng.
Dự đoán về giá dầu, Tập đoàn Tài chính Bank of America (BoA) cho hay giá dầu có thể cán mốc 100 USD/thùng ngay đầu mùa đông năm nay do giá khí đốt tăng lên mức kỷ lục.
Tương tự, ông John Driscoll - chiến lược gia tại JTD Energy Services - cho biết trên CNBC rằng giá dầu có khả năng tăng mạnh khi mùa đông đến gần và OPEC từ chối bơm thêm dầu. Theo ông Driscoll, giá dầu có thể tăng lên 100 USD/thùng nhưng mức giá đó sẽ không kéo dài lâu.
Các chuyên gia nhận định, nhu cầu tiêu thụ dầu thô năm 2022 sẽ lên tới 4,2 triệu thùng mỗi ngày, tăng so với dự báo trước đó là gần 3,3 triệu thùng một ngày.
Giá dầu tăng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất dầu bằng cách tăng khối lượng xuất khẩu và doanh thu. Song việc này lại gây ra những hạn chế trong trung hạn bởi giá dầu tăng có nguy cơ kìm hãm sự phục hồi kinh tế vốn mong manh sau đại dịch Covid-19.
Giá xăng dầu tăng mạnh khiến giá điện cũng tăng cao. Việc này là một "đòn giáng" nữa vào nền kinh tế thế giới, vốn đang vật lộn để phục hồi dưới tác động quá lớn từ đại dịch.
Ở trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu đã tăng liên tục trong những lần điều chỉnh gần đây.
Tại kỳ điều hành giá xăng dầu gần nhất ngày (25/9), mỗi lít RON 95 tiến sát ngưỡng 22.000 đồng, còn xăng E5 RON 92 cũng tăng lên gần mức 21.000 đồng/lít, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Giá xăng tiếp tục tăng, vượt mốc 31.000 đồng/lít? Giá xăng trong nước ở kỳ điều chỉnh ngày 1/6 có nguy cơ tăng mạnh theo giá xăng dầu thế giới. Mỗi lít xăng được dự báo tăng từ 350-850 đồng, khiến giá xăng RON 95 có khả năng vượt 31.000 đồng/lít. Theo quy định, ngày 1/6 tới là đến chu kỳ điều hành giá xăng dầu. Dữ liệu từ Bộ Công Thương...