Giá dầu giảm mạnh: Doanh nghiệp trong nước lo “sốt vó”
Không ít chuyên gia dự báo, giá dầu thô WTI trên thị trường Mỹ sẽ sớm xuống dưới mốc 40 USD/thùng. Các doanh nghiệp trong nước đang lo “sốt vó” nếu dự báo này trở thành sự thật.
Dầu còn thấp ít nhất 5 năm tới
Không ít chuyên gia dự báo giá dầu thô WTI trên thị trường Mỹ sẽ sớm xuống dưới mức 40 USD/thùng do dự trữ dầu thô tại Mỹ lập mức kỷ lục mới trong 80 năm trong khi sản xuất dầu thế giới thu hẹp không đáng bao nhiêu. Saudi Arabia vẫn tiếp tục duy trì sản lượng dầu ở mức cao nhằm giữ thị phần. Theo tính toán của ngân hàng Barclays, trong quý II và quý III năm nay, nguồn cung dầu thế giới tăng nhanh hơn nhu cầu đến 57%. Mỹ hiện đang cung cấp ra thị trường 2 triệu thùng dầu/ngày. Các “đại gia” dầu lửa Trung Đông cũng không chịu “lùi bước” trong cuộc chiến giá dầu. Saudi Arabia tiếp tục cung mạnh dầu ra thị trường ở mức 1,3 triệu thùng dầu/ngày. Cách duy nhất có thể đẩy được giá dầu tăng lúc này là phải có ít nhất một vài nước xuất khẩu lớn chịu giảm sản lượng. Thế nhưng cho đến nay, chưa có nước nào có dấu hiệu nhượng bộ.
“Giá dầu đang được dự báo còn thấp ít nhất 5 năm nữa. Thị trường dầu sẽ vẫn tiếp tục dư thừa nguồn cung cho đến cuối thập kỷ này bởi ngày một nhiều nguồn năng lượng sạch được sản xuất ra và các thiết bị tiết kiệm năng lượng được sử dụng”, đó là nhận định do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa đưa ra.
Trong báo cáo thường niên mới được công bố, IEA dự báo từ nay đến năm 2020, nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng dưới 1%, thấp hơn so với mức cần thiết để đẩy giá dầu hồi phục từ mức thấp hiện nay. IEA cho rằng giá dầu sẽ không thể chạm mức 80 USD/thùng cho đến năm 2020 và sẽ còn lâu mới tiêu thụ hết nguồn cung dư thừa hiện tại. Theo IEA, giá dầu sẽ ở quanh mức khoảng 50 USD/thùng cho đến cuối thập kỷ này và cho đến tận năm 2040 vẫn chưa đạt mốc 85 USD/thùng.
Doanh nghiệp xăng dầu trong nước lo “ế”
Với việc giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh, doanh nghiệp xăng dầu trong nước, điển hình là nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đang lo “sốt vó”. Do sợ dầu sản xuất ra “ế”, NMLD Dung Quất phải gửi công văn khẩn về việc thiếu chỗ chứa dầu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây lại có công văn khẩn gửi các cơ quan hữu trách về nguy cơ không còn chỗ chứa xăng dầu thành phẩm của Dung Quất trong tháng cuối năm 2015.
Theo PVN, nếu thuế nhập khẩu xăng dầu hiện hành của Dung Quất không điều chỉnh giảm, nguy cơ khách bỏ hàng hoặc đẩy lùi lịch lấy hàng sang năm 2016 là rất có thể. Hiện chênh lệch thuế nhập khẩu của dầu DO Dung Quất so với hàng nhập khẩu có xuất xứ form D từ các nước ASEAN tăng lên mức 10% kể từ đầu năm 2016 nên khách hàng từ chối hoặc hạn chế mua hàng của Dung Quất. Trong tháng 12.2015, dự kiến NMLD Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 620.000 – 630.000 m3 xăng dầu. Với khối lượng khách hàng cam kết tiêu thụ hàng tháng khoảng 520.000 m3 thì còn dư một lượng hàng khoảng 100.000 – 110.000 m3 xăng dầu.
Video đang HOT
Trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, PVN tiếp tục báo cáo về tác động của chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với sản phẩm của NMLD Dung Quất. PVN cho biết, chênh lệch thuế suất khiến các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đổ xô nhập khẩu từ nguồn các nước ASEAN để hưởng chênh lệch thuế, khiến NMLD Dung Quất có thời gian rơi vào ế ẩm, các mặt hàng dầu sản xuất ra không tiêu thụ được. PVN kiến nghị Chính phủ trong ngắn hạn xem xét điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu để đảm bảo sản phẩm của NMLD Dung Quất không bị dồn ứ.
TS Lưu Bích Hồ – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, đã rất nhiều lần PVN xin ưu đãi cho NMLD Dung Quất và cứ kéo dài mãi như vậy sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Theo TS Lưu Bích Hồ, đối với trường hợp của NMLD Dung Quất cần xem xét ở hai khía cạnh. Thứ nhất, NMLD Dung Quất cũng phải tự vươn lên cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập thuế về 0%. Doanh nghiệp phải tự lo cho mình, không thể lấy lý do này, lý do kia để xin ưu đãi. Thứ hai, dù có đặt vấn đề ưu đãi, Nhà nước cũng rất khó giải quyết bởi ngân sách Nhà nước đang cạn kiệt, bị hụt thu do giá dầu giảm, lấy gì để ưu đãi cho nhà máy nếu cứ giảm thu từ các khoản thuế?!
“Chúng ta không thể giá dầu thế giới giảm mà giá trong nước vẫn cứ đứng ở mức cao và buộc người tiêu dùng phải mua xăng dầu với giá cao vì doanh nghiệp trong nước được ưu đãi” – ông Lưu Bích Hồ nhìn nhận.
Giá dầu thế giới đang tiếp tục giảm mạnh. Trên thị trường London, giá dầu Brent hôm nay hạ 1,63 USD/thùng tương đương 3,4% xuống 45,81 USD/thùng. Đã có lúc giá dầu xuống 45,62 USD/thùng, mức thấp nhất từ ngày 27.8.2015. Tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI cũng hạ 1,28 USD/thùng, tương đương 3% xuống 42,93 USD/thùng. Hiện tại, cả giá dầu Brent và giá dầu WTI đang ở mức thấp nhất trong 2 tháng rưỡi và giảm hơn 40% so với thời điểm cùng kỳ năm 2014.
Theo_24h
PVN muốn ép doanh nghiệp mua xăng dầu nội địa
Lo ngại dư thừa xăng dầu khi Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Dung Quất hoạt động hết công suất, Tập đoàn dầu khí VN (PVN) vừa có đề nghị Thủ tướng Chính phủ có biện pháp hạn chế nhập khẩu xăng dầu, buộc các doanh nghiệp phải sử dụng sản phẩm của hai nhà máy lọc dầu này.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
"Việc thực hiện bao tiêu sản phẩm cho lọc dầu Nghi Sơn là khó khăn rất lớn đối với PVN", PVN đã nêu lên như vậy trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ. Sở dĩ, PVN phải "cầu cứu" lên tận Thủ tướng vì theo thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ đối với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, PVN có nghĩa vụ phải bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng, dầu và LPG của nhà máy này.
Không cạnh tranh được...
Ảnh hưởng đến người tiêu dùng
Đáng ra chúng ta cần cân nhắc khi bao tiêu sản phẩm cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Việc bao tiêu sản phẩm có thể gây ra nhiều khó khăn khi giá bán của họ có thể không rẻ hơn giá nhập khẩu.
Khi đã ký thỏa thuận bao tiêu sản phẩm, chúng ta không thể không thực hiện được vì nếu không sẽ mất uy tín, chưa kể còn nhiều vấn đề phức tạp khác. Nhưng khi ký cam kết không tính đến hiệu quả kinh tế trong trung và dài hạn, sẽ gây ra hệ lụy cho hoạt động kinh doanh xăng dầu, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế
PVN tính toán, khi Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) vận hành thương mại vào năm 2017 và đạt công suất tối đa vào năm 2018 thì tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường VN đạt khoảng 18,1 triệu m3. Trong khi đó, nhu cầu thị trường nội địa với xăng, dầu diesel và xăng Jet A1 vào năm 2018 chỉ khoảng 17,3 triệu m3. Như vậy tổng cung sẽ vượt cầu khoảng 821.000 m3, riêng sản phẩm dầu diesel sẽ dư khoảng 849.000 m3. Còn sản phẩm xăng các loại và Jet A1 đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu.
Tình hình này khiến PVN cho rằng việc thực hiện bao tiêu sản phẩm cho lọc dầu Nghi Sơn là "khó khăn rất lớn đối với PVN", nhất là khi giá bán sản phẩm của lọc dầu Nghi Sơn sẽ cao hơn đối với xăng dầu nhập khẩu nếu áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do. Khi đó, việc tiêu thụ sản phẩm của lọc dầu Nghi Sơn sẽ rất khó khăn do không cạnh tranh được với xăng dầu nhập khẩu ngay trên thị trường VN.
"Nếu Chính phủ không kiểm soát chặt chẽ lượng xăng dầu nhập khẩu, không có các thay đổi về cơ chế, chính sách trong kinh doanh xăng dầu thì việc tiêu thụ sản phẩm bao tiêu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro rất lớn" - PVN trình bày.
Vì vậy, PVN kiến nghị trên cơ sở cân đối cung cầu, chỉ cấp quota nhập khẩu sau khi cân đối đảm bảo tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước như Nghi Sơn và Dung Quất để đảm bảo cho các nhà máy lọc dầu này được tiêu thụ an toàn, hiệu quả toàn bộ sản phẩm, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án, đảm bảo an ninh năng lượng.
... nên "ép" doanh nghiệp !?
Bình luận về đề xuất này, TS Lê Đăng Doanh cho rằng "sẽ khó thực hiện". Bởi vì theo ông Doanh, các hiệp định thương mại tự do VN đã ký kết về nguyên tắc đều có quy định việc cạnh tranh bình đẳng và không có đặc quyền đặc lợi. "Nếu đề xuất này được chấp thuận, đến khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, những quy định đó chắc chắn bị kiện cáo vì đó là cạnh tranh không bình đẳng. Tốt nhất là lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn phải giảm giá thành để cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu" - TS Lê Đăng Doanh nói.
TS Đỗ Đức Định, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, cho rằng: Không nên quy định doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu phải mua xăng dầu sản xuất trong nước trước rồi mới được nhập khẩu. PVN bao tiêu toàn bộ sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, lọc dầu Dung Quất cũng do PVN đầu tư, như vậy có thể nảy sinh vấn đề độc quyền trong việc cung cấp các sản phẩm hóa dầu.
GS-TS Đặng Đình Đào, Đại học Kinh tế quốc dân, lưu ý: "Kinh doanh theo cơ chế thị trường cần tính đến lỗ lãi của DN, đó là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, cần tính mức chênh lệch giữa giá xăng dầu sản xuất trong nước và giá nhập khẩu. Nếu giá bán trong nước cao hơn giá nhập khẩu, việc ép DN trong nước phải mua xăng dầu trong nước, người tiêu dùng không được hưởng lợi gì cả do phải sử dụng xăng dầu với giá cao hơn".
"DN sản xuất xăng dầu trong nước phải tìm cách giảm giá thành để cạnh tranh được với xăng dầu nhập khẩu, chứ không phải là buộc DN trong nước phải sử dụng sản phẩm của mình" - GS-TS Đặng Đình Đào nhấn mạnh.
TS Đỗ Đức Định khẳng định: "Nhất định phải có cạnh tranh trên thị trường xăng dầu, đồng thời có biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm trong nước bằng cách giảm giá thành, chứ không phải tạo lập sự độc quyền".
Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu tư bởi PVN: 25,1%, Công ty dầu khí quốc tế Kuwait (KPI/KPE) 35,1%, Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) 35,1%, Công ty hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) 4,7%. Đại diện bởi Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP).
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 9 tỉ USD, công suất 10 triệu tấn/năm, dầu thô chế biến được nhập khẩu từ Kuwait. Sản phẩm của nhà máy gồm khí hóa lỏng LPG, xăng (RON 92, 95), dầu diesel (cao cấp, thường), dầu hỏa/nhiên liệu phản lực, nhựa polypropylene, para-xylene, benzene và lưu huỳnh. Dự án khởi công vào ngày 23-10-2013, dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017.
Theo Phạm Hà Nam - Hà Anh (Thanh Niên)
Theo_Người lao động
Tầm nhìn từ 'ngọn lửa vĩnh cửu' Dự án Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất từng "bất động" trên hiện trường tới gần 7 năm, và bao đàn bò ở Bình Trị (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã lớn lên nhờ gặm "cỏ nhà máy lọc dầu"... Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Ảnh: Hiển Cừ Nhưng khi chính phủ quyết liệt vào cuộc từ năm 2004, thì NMLD...