Giá dầu giảm hơn 2% trong tuần do nỗi lo tăng trưởng toàn cầu giảm tốc
Tuần qua, giá “vàng đen” tiếp tục đi xuống khi chịu ảnh hưởng từ lo ngại của giới đầu tư về triển vọng nhu cầu và sự sụt giảm của chứng khoán Mỹ. Tính chung trong tuần, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ sụt 2,7%, giá dầu Brent giảm 2,3%.
Trong phiên giao dịch ngày 10/12, giá dầu quay đầu giảm gần 3% sau tuần tăng giá nhờ quyết định cắt giảm sản lượng do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh. Giá dầu chịu áp lực mất giá trong phiên khi thị trường hướng sự chú ý đến những lo ngại về tăng trưởng trong nhu cầu.
Giá dầu tiếp tục đi xuống trong tuần do lo ngại triển vọng nhu cầu suy yếu.
Ngoài ra, chuyên gia John Kilduff của Công ty Again Capital Management ở New York cho rằng mối quan hệ cùng chiều giữa thị trường chứng khoán và thị trường dầu đã quay trở lại trong phiên này.
Các thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc sau khi đà giảm điểm tại châu Âu và châu Á lan sang thị trường Phố Wall trước những dấu hiệu mới cho thấy căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thế giới.
Giá dầu nhích nhẹ trong ngày 11/12. Song sang phiên ngày 12/12, giá dầu tiếp tục trượt dốc do dự báo kém lạc quan của OPEC về nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu. Báo cáo tháng 12/2018 của OPEC cho biết, nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới dự báo sẽ chỉ tăng thêm khoảng 1,29 triệu thùng/ngày lên bình quân 100,1 triệu thùng/ngày, thấp hơn dự báo ban đầu đưa ra hồi tháng 7/2018.
Đến phiên ngày 13/12, giá dầu phục hồi hơn 2% sau số liệu cho thấy dự trữ “vàng đen” tại Mỹ giảm và kỳ vọng của giới đầu tư rằng thị trường sẽ sớm được cân bằng hơn giữa cung và cầu trên toàn cầu.
Giá dầu được hỗ trợ tăng mạnh trong phiên này nhờ thông tin Ả Rập Saudi tính giảm lượng dầu xuất khẩu sang Mỹ trong tháng tới. Ngoài ra, thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà OPEC và Nga đạt được hồi đầu tháng cũng có tác dụng nâng đỡ giá dầu.
Theo chuyên gia năng lượng James William thuộc WTRG Economics, việc Ả Rập Saudi có kế hoạch giảm bán dầu cho Mỹ “cho thấy Riyadh thực sự nghiêm túc trong việc tái cân bằng thị trường dầu”.
Tuy nhiên, giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày 14/12, khép lại một tuần đi xuống, khi đồng USD mạnh lên và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ gây áp lực lên giá “vàng đen”.
Video đang HOT
Chốt phiên giao dịch này, giá dầu thô WTI hạ 1,38 USD/thùng, tương đương giảm 2,6%, còn 51,2 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu WTI mất 2,7%.
Giá dầu thô Brent cũng sụt 1,17 USD/thùng, tương đương giảm 1,9%, còn 60,28 USD/thùng. Giá dầu Brent trượt 2,3% trong tuần.
Trong phiên này, áp lực giảm giá đối với dầu mỏ đã quay trở lại khi các số liệu kinh tế u ám của Trung Quốc khiến chứng khoán Mỹ giảm điểm và làm gia tăng những lo ngại về triển vọng tiêu thụ dầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ tháng 11 của Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ năm 2003, trong khi sản lượng công nghiệp của nước này tăng thấp nhất gần 3 năm. Các số liệu này cho thấy rủi ro mà kinh tế Trung Quốc phải đương đầu trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Bên cạnh đó, chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,6%, khiến giá dầu thô càng có thêm lý do để giảm. Đồng bạc xanh được giới đầu tư mua mạnh để phòng ngừa rủi ro về tăng trưởng và địa chính trị.
“Giá dầu vẫn còn rất nhạy cảm với đà bán tháo trên thị trường chứng khoán, nhất là khi sự bán tháo đó kết hợp với đồng USD mạnh lên như trong phiên giao dịch ngày 14/12″, ông Jim Ritterbusch – Chủ tịch Ritterbusch and Associates, nhận định trong một báo cáo.
Mối lo ngại về sự dư thừa nguồn cung dầu ngày càng lớn khi OPEC và đối tác gồm Nga đã nhất trí giảm sản lượng khai thác dầu 1,2 triệu thùng/ngày, tương đương hơn 1% tổng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, từ tháng 1/2019.
Trong bản báo cáo hàng tháng về triển vọng thị trường dầu lửa toàn cầu công bố ngày 13/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, sản lượng dầu của OPEC tăng 100.000 thùng/ngày và đạt mức 33,03 triệu thùng/ngày trong tháng 11. Trong đó, sản lượng dầu của Ả Rập Saudi đạt kỷ lục 11,06 triệu thùng/ ngày, tăng 410.000 thùng/ngày so với tháng 10.
Trong tháng 11, sản lượng dầu của Ả Rập Saudi đạt kỷ lục 11,06 triệu thùng/ ngày, tăng 410.000 thùng/ngày so với tháng 10.
“Cho tới khi việc giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh bắt đầu phát huy tác dụng, thì trong ngắn hạn, thị trường dầu vẫn dư cung”, ông Tony Nunan, nhà quản lý rủi ro dầu lửa thuộc Mitsubishi Corp., nhận định. “Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc, thì đó chắc chắn là một mối lo ngại”.
Báo cáo của IEA dự báo thị trường dầu mỏ thế giới sẽ chuyển sang trạng thái thiếu cung đến quý II/2019 nếu OPEC và đối tác thực thi chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Theo thỏa thuận này, OPEC sẽ giảm sản lượng dầu về mức 10,2 triệu thùng/ngày trong tháng 1.
IEA giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2019 ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với lần dự báo trước. IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới tăng trưởng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Trong khi đó, Ngân hàng Barclays dự báo giá dầu thế giới sẽ hồi phục trong nửa đầu năm 2019 nhờ lượng tồn kho dầu giảm xuống, việc Ả Rập Saudi giảm xuất khẩu dầu, và biện pháp miễn trừ của Mỹ cho phép 8 nước được mua dầu từ Iran hết hạn.
Theo kinhtedothi.vn
Cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam: Có tiền, chưa đủ?
Trái ngược với nhận định triển vọng giá dầu tới 100 USD/thùng, giới phân tích hiện đang đặt ra giả thiết liệu giá "vàng đen" có lao dốc xuống 40 USD/thùng hay không?
Sự biến động khó lường của thị trường dầu mỏ đã gia tăng trong nửa cuối năm 2018, khi giá dầu chạm đỉnh trong 4 năm trước khi nhanh chóng bước vào chuỗi giảm giá dài nhất trong 3 thập kỷ qua. Nếu cách đây vài tháng, các nhà phân tích từng dự báo triển vọng giá dầu 100 USD/thùng, hiện tại, họ lại đặt câu hỏi liệu giá dầu có rơi xuống mức 40 USD/thùng?
Sự biến động khó lường của thị trường dầu mỏ đã gia tăng trong nửa cuối năm 2018.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI trong ngày 29/11 đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 14 tháng qua, giá dầu thô Brent biển Bắc là 58,13 USD/thùng.
Theo các chuyên gia kinh tế, có 3 yếu tố chính có khả năng đẩy giá dầu lao dốc xuống mức 40 USD/thùng.
Ả Rập Saudi
Với việc lo ngại tình trạng dư thừa nguồn cung ngày càng gia tăng, giới đầu tư trên thị trường dầu đang chờ đợi Ả Rập Saudi, quốc gia đứng đầu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), liệu có thuyết phục được các đồng minh cắt giảm sản lượng trong cuộc hợp OPEC diễn ra vào ngày 6/12 tới.
Kể từ tháng 6, sản lượng của các nhà sản xuất dầu mỏ lớn bao gồm OPEC, Nga và Mỹ đều đạt các mức kỷ lục mới. Trong đó, sản lượng của Ả Rập Saudi lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua con số 11 triệu thùng/ngày trong tháng 11 vừa qua.
Tại cuộc họp về chính sách sắp tới, các nhà đầu tư kỳ vọng OPEC sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng, tuy nhiên điều này không chắc chắn xảy ra. Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện thái độ sẽ chống lại bất kỳ động thái cắt giảm sản lượng nào của OPEC, do Washington đang hưởng lợi từ giá dầu rẻ. Trong khi đó, Nga - nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất ngoài khối OPEC tham gia cắt giảm sản lượng, cũng không lấy làm hào hứng khi phải thực hiện lại chiến lược cắt giảm sản lượng.
Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ có thể thay đổi điều khoản miễn trừ đối với các nước nhập khẩu dầu từ Iran, điều này có thể làm xáo trộn thị trường dầu một lần nữa. Ả Rập Saudi sẽ phải cân nhắc tất cả những yếu tố này trước khi thực hiện đợt cắt giảm sản lượng mới.
Hoạt động sản xuất dầu tại Mỹ.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung
Hiện tại, chưa có nhiều tín hiệu tích cực từ Bắc Kinh hay Washington rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ sớm chấm dứt. Tuy nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng vào kết quả cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa hai nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina. Đây được xem là niềm hy vọng mới trong việc giải tỏa cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nếu vậy, giá dầu sẽ nhận được động lực hỗ trợ tích cực và có khả năng đi lên.
Tuy nhiên, Michael Spence, nhà kinh tế nhận giải Nobel kinh tế nhận định, sẽ không có những thay đổi nhanh chóng như vậy đối với xung đột lợi ích giữa 2 quốc gia và chiến tranh thương mại sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Ngoài ra, trong trường hợp đạt được sự đồng thuận, điều này cũng chỉ là tiền đề mở ra các thảo luận, đàm phán trong tương lai, không phải là giải pháp hóa giải những bất đồng hay tháo gỡ các hàng rào thuế quan được đặt ra hiện tại.
Quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
Nền kinh tế Mỹ đang đạt tốc độ tăng trưởng tích cực, tạo thêm 250.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức 3,7% trong tháng 10... Tất cả các tín hiệu kinh tế khả quan tạo động lực để FED tiến hành nâng lãi suất thêm một lần nữa trong tháng 12 tới. Khi đó, tỷ giá đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên và khiến các hàng hóa định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn, trong đó có dầu mỏ. Như vậy, nhu cầu đối với "vàng đen" sẽ càng suy yếu, đẩy giá dầu tiếp tục trượt sâu.
Các yếu tố quyết định đến giá dầu trong thời gian tới, gồm hội đàm Donald Trump - Tập Cận Bình, phiên họp của OPEC và họp chính sách lãi suất của FED, đều diễn ra trong tháng 12. Dễ nhận thấy, cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington không thể sớm chấm dứt ngay lập tức, khả năng FED sẽ tiếp tục lộ trình bình thường hóa lãi suất và nếu OPEC từ chối cắt giảm sản lượng, viễn cảnh giá dầu xuống mức 40 USD/thùng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo kinhtedothi.vn
Giá dầu châu Á đi lên khi Saudi Arabia đề nghị OPEC giảm sản lượng Trong phiên giao dịch chiều 19/11, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên, giữa bối cảnh các nhà giao dịch dự đoán Saudi Arabia sẽ thúc đẩy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiến hành cắt giảm sản lượng. Tại một trạm bơm xăng. (Ảnh: THX/TTXVN) Vào lúc 13 giờ 9 phút giờ Việt Nam, tại thị trường...