Giá dầu giảm dần về ngưỡng 70 USD/thùng
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều 25/11 sau khi tăng 6% vào tuần trước, nhưng lo ngại về nguồn cung do căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và các nhà sản xuất dầu lớn là Nga và Iran đã hạn chế đà giảm.
Vòi bơm dầu tại một cây xăng ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Giá dầu Brent giảm 43 xu Mỹ (0,57%) xuống 74,74 USD/thùng vào lúc 14 giờ 05 phút (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 51 xu Mỹ (0,73%) xuống 70,73 USD/thùng.
Chuyên gia chiến lược thị trường Yeap Jun Rong tại IG cho biết, giá dầu bắt đầu tuần mới với một chút hạ nhiệt khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm tín hiệu từ các diễn biến địa chính trị và triển vọng chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để định hướng thị trường. Căng thẳng giữa Ukraine và Nga gia tăng có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung dầu và giá dầu Brent dự kiến sẽ dao động trong khoảng 70 – 80 USD/thùng.
Thêm vào đó, Iran đã phản ứng lại một nghị quyết của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được thông qua hôm 21/11 khi ra lệnh kích hoạt một số máy ly tâm tiên tiến mới được sử dụng để làm giàu uranium.
Chiến lược gia hàng hóa Vivek Dhar tại Commonwealth Bank of Australia, nhận định sự ch.ỉ tríc.h của IAEA và phản ứng của Iran đã làm tăng khả năng chính quyền ông Donald Trump sẽ tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran khi ông lên nắm quyền. Ông Dhar cho biết việc thực thi các lệnh trừng phạt có thể làm giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày xuất khẩu dầu của Iran, tương đương khoảng 1% nguồn cung dầu toàn cầu.
Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao Iran cho biết sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi với ba cường quốc châu Âu vào ngày 29/11.
Các nhà đầu tư cũng đang tập trung vào nhu cầu dầu thô ngày càng tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ, là những quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất và lớn thứ ba thế giới.
Trong tuần này, các nhà giao dịch sẽ theo dõi dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư (27/11) để có thêm manh mối về cuộc họp chính sách của Fed dự kiến diễn ra vào ngày 17 – 18/12, theo nhà phân tích thị trường cấp cao Priyanka Sachdeva tại Phillip Nova.
Giá dầu thế giới tiếp tục đi xuống
Giá dầu giảm nhẹ trong phiên 29/10, nối tiếp đà giảm hơn 6% của phiên trước đó, sau khi thị trường nhận được thông tin về khả năng tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột tại Trung Đông.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 30 xu (tương đương 0,4%) xuống 71,12 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 17 xu (0,3%) xuống 67,21 USD/thùng.
Giá hai loại dầu này phiên 28/10 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 1/10/2024, sau khi cuộc tấ.n côn.g trả đũa của Israel nhằm vào Iran vào cuối tuần trước đã không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Ian.
Trong khi đó, nhu cầu dầu từ Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - giảm. Nhân tố này vẫn đang gây áp lực lên sức tiêu thụ và giá dầu toàn cầu.
Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn năng lượng BP, ông Murray Auchincloss bày tỏ kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ phục hồi tốc độ tăng trưởng bình thường sau khi Trung Quốc đưa ra các biện pháp kích thích mới cho nền kinh tế.
Saudi Aramco, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Saudi Arabia cho biết thị trường dầu hiện đang cân bằng và dự kiến nhu cầu sẽ đạt trung bình 104,5 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Giới đầu tư hiện đang chờ đợi các số liệu về kho dự trữ dầu thô của Chính phủ Mỹ, dự kiến được công bố vào sáng 30/9 (theo giờ địa phương).
Một cuộc thăm dò sơ bộ của hãng tin Reuters cho thấy dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ dự kiến sẽ tăng, còn dự trữ sản phẩm chưng cất giảm trong tuần trước.
Cùng với đó, theo kết quả khảo sát 111 nhà kinh tế của Reuters, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khả năng cao sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào ngày 7/11, với hơn 90% số người tham gia khảo sát dự đoán Fed sẽ thực hiện một đợt hạ lãi suất tương tự vào tháng 12/2024.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí vay, điều này có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng nhu cầu đối với dầu mỏ.
Tính toán chiến lược dầu mới của Saudi Arabia và tác động tiềm tàng với Nga Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đang có nhiều biến động, Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cho Nga bằng cách tăng cường sản xuất dầu, điều có thể đẩy giá dầu thô toàn cầu xuống mức thấp và gây khó khăn cho Moskva. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) và Tổng...