Giá dầu duy trì đà tăng dù căng thẳng Mỹ – Trung vẫn “nóng”
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 26/5 trong bối cảnh triển vọng phục hồi vẫn chịu áp lực từ căng thẳng Mỹ – Trung leo thang.
Thị trường năng lượng duy trì đà phục hồi trong phiên giao dịch đầu tuần nhờ nhà đầu tư kỳ vọng nhu cầu đối với mặt hàng dầu mỏ sớm tăng trở lại khi nhiều quốc gia dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Cụ thể, giá dầu Brent tăng 5 xu, tương đương 0,14% lên 35,08 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ nhích 14 xu Mỹ, khoảng 0,42% lên mức 33,39 USD/thùng.
Giá dầu tăng nhẹ trong ngày 25/5.
Cả hai loại dầu này đã tăng liên tiếp trong 4 tuần qua, mặc dù vẫn thấp hơn khoảng 45% so với hồi đầu năm.
Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy, cho biết các thị trường “ vàng đen” đang tập trung chú ý tới khả năng các chính phủ trên toàn cầu sẽ tiếp tục nới lỏng những biện pháp cách ly xã hội từng được áp dụng để hạn chế dịch bệnh Covid-19 lây lan.
Tuy nhiên, các nhà phân tích thị trường lưu ý khối lượng giao dịch vẫn còn khá thấp và đà tăng của giá dầu có thể còn bị hạn chế do căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Video đang HOT
Giá dầu đã leo dốc mạnh trong những tuần gần đây giữa bối cảnh các lệnh phong tỏa được nới lỏng đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm giảm tâm lý hưng phấn của các nhà đầu tư trên thị trường.
Những căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về vấn đề thương mại cũng như Hồng Kông đang gây sức ép lên thị trường dầu mỏ và các thị trường khác.
Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng trở lại kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng chỉ trích lẫn nhau về vấn đề xử lý dịch bệnh.
Hiện giới đầu tư đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ nỗ lực cắt giảm nguồn cung toàn cầu khoảng 9,7 triệu thùng/ngày được Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cùng các đồng minh, được gọi là OPEC , thực hiện từ đầu tháng này.
Đà sụt giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu và dự báo sản lượng tiếp tục giảm nhiều hơn đã hỗ trợ tích cực giúp giá dầu tăng mạnh trong tuần qua.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes ngày 22/5 cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 10 tuần liên tiếp, mất 21 giàn còn 237 giàn, qua đó cho thấy khả năng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ sụt giảm trong thời gian tới.
Theo nhận định của Commerzbank, việc thị trường dầu mỏ được thắt chặt hơn là yếu tố chính hỗ trợ cho đợt tăng vọt của giá dầu trong những tuần gần đây.
Giá dầu đi lên ba phiên liên tiếp song chưa thoát cảnh lao dốc
Giá dầu thế giới khép lại phiên cuối tuần ngày 24/4 với mức tăng, đánh dấu chuỗi 3 ngày đi lên liên tiếp, song điều đó không đủ để giúp giá "vàng đen" thoát khỏi tuần lao dốc.
Một cơ sở lọc dầu ở Australia. (Nguồn: BLOOMBERG/TTXVN)
Giá dầu thế giới khép lại phiên cuối tuần ngày 24/4 với mức tăng, đánh dấu chuỗi 3 ngày đi lên liên tiếp, song điều đó không đủ để giúp giá "vàng đen" thoát khỏi tuần lao dốc, sau khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ lần đầu tiên rơi vào vùng âm.
Ngày 20/4 và 21/4 là hai ngày giao dịch "hỗn loạn" nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường dầu thế giới khi các nhà đầu tư đứng trước thực trạng cung sẽ vượt cầu trên thị trường dầu trong một thời gian dài sắp tới và nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu để khắc phục tình trạng dư cung chưa mang lại hiệu quả.
Thị trường đối mặt với cú sốc lớn ngay trong phiên giao dịch đầu tuần này (ngày 20/4), khi hợp đồng dầu WTI giao tháng 5/2020 (hiện đã hết hạn) giảm xuống dưới 0 USD/thùng lần đầu tiên trong lịch sử và chốt phiên ở mức -37,63 USD/thùng, giữa bối cảnh tình trạng dôi dư nguồn cung tiếp tục trầm trọng do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Lukman Otunuga, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại FXTM, nhận định rằng bất kỳ sự phục hồi đáng kể nào của giá dầu cũng khó có thể kéo dài sau sự biến động đã chứng kiến hồi đầu tuần này. Theo ông, đà suy yếu của dầu sẽ vẫn là chủ đề chính trong quý 2/2020 do nhu cầu giảm mạnh, lo ngại về đà giảm tốc tăng trưởng toàn cầu và sự khan hiếm kho lưu trữ.
Các nhà lọc dầu đang mua vào ít dầu thô hơn bình thường, vì vậy hàng trăm triệu thùng dầu đang phải chứa trong các kho dự trữ trên toàn thế giới. Các thương nhân phải thuê tàu chỉ để neo chúng lại và đổ đầy dầu thừa. Lần đầu tiên trong lịch sử, 160 triệu thùng dầu đang phải chứa trong các tàu chở dầu trên khắp thế giới để chờ được trút ra.
Giá dầu Brent giao tháng 6/2020 tiếp tục giảm 24% trong phiên 21/4, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002. Phiên này cũng ghi nhận một kỷ lục mới với hơn 2 triệu hợp đồng mua bán dầu WTI giao tháng 6/2020 được thực hiện và đây là ngày giao dịch "sôi động" nhất trong lịch sử của thị trường dầu thế giới.
Tuy nhiên, thị trường năng lượng đã phục hồi trong ba phiên liền sau đó, trước thông tin về các cuộc thảo luận ban đầu của những nước sản xuất dầu liên quan tới khả năng cắt giảm thêm sản lượng cùng với việc Mỹ công bố số liệu về lượng dầu dự trữ của nước này.
Saudi Arabia cho biết sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung với các quốc gia sản xuất dầu khác và Iraq cũng đưa ra thông báo tương tự. John Kilduff, đối tác của quỹ phòng hộ Again Capital LLC ở New York, cho rằng ngành dầu mỏ Mỹ đang có những phản ứng thực sự với giá dầu ở mức siêu thấp, và điều này đang phần nào giúp giá "vàng đen" phục hồi đôi chút.
Ngoài ra, giá dầu khởi sắc trên thị trường một phần được cho là do những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc chỉ thị lực lượng hải quân "bắn hạ" các tàu của Iran nếu "có hành động khiêu khích" các tàu Mỹ tại vùng Vịnh.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/4, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 6/2020 trên sàn Nymex của New York tăng 44 xu Mỹ (tương đương 2,7%) lên 16,94 USD/thùng, ghi dấu phiên thứ ba đi lên liên tiếp và là chuỗi tăng dài nhất của dầu WTI kể từ ngày 25/3/2020. Tính chung trong cả tuần qua, giá dầu này vẫn hạ 32,3%, tuần giảm mạnh nhất trong lịch sử.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại thị trường London tiến 11 xu (tương đương 0,5%) lên 21,44 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng dầu này đã giảm 23,7%.
Một số nhà sản xuất dầu tại Mỹ đang cắt giảm sản lượng, trong khi những nhà sản xuất dầu khác cho biết họ sẽ nhắm đến việc cắt giảm sản lượng trước ngày 1/5, thời hạn thực thi cắt giảm toàn cầu theo thỏa thuận lịch sử của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là nhóm OPEC . Cuộc họp chính thức tiếp theo của OPEC dự kiến diễn ra vào tháng 6/2020.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 60 giàn xuống 378 giàn trong tuần này, đánh dấu tuần giảm thứ 6 liên tiếp và cho thấy khả năng sản lượng dầu nội địa tiếp tục sụt giảm./.
Minh Trang
Lo ngại nhiều nước kéo dài lệnh phong tỏa, giá dầu Brent chạm đáy 18 năm Giá "vàng đen" lao dốc mạnh trong phiên 30/3, với việc giá dầu Brent giảm chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2002. Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh trong phiên này, trong đó giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ trượt xuống dưới 20 USD/thùng do các thương nhân gia tăng lo ngại đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp...