Giá dầu diễn biến trái chiều trong phiên đầu tiên của tháng Sáu
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư, nhưng việc OPEC và Nga gần tiến tới một thỏa thuận đã hỗ trợ cho giá “vàng đen.”
Máy bơm dầu tại một mỏ dầu ở Luling, bang Texas, Mỹ ngày 12/3/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)
Thị trường dầu mỏ thế giới diễn biến khá ổn định trong phiên giao dịch đầu tuần (1/6), giữa bối cảnh căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư, song báo cáo về việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga gần tiến tới một thỏa thuận mở rộng chương trình cắt giảm sản lượng đã hỗ trợ cho giá “vàng đen.”
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2020 giảm 5 xu Mỹ (0,1%), xuống 35,44 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2020 tăng nhẹ 48 xu Mỹ (1,3%), lên 38,32 USD/thùng.
Video đang HOT
Thị trường nhận được sự hậu thuẫn đáng kể từ thông tin cho hay các thành viên OPEC cùng các nhà sản xuất liên minh bao gồm cả Nga, còn gọi là OPEC , đang tiến tới sự đồng thuận về việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay thêm 1-2 tháng.
Thông tin này được đưa ra ngay trước thềm cuộc họp của OPEC , có thể diễn ra vào ngày 4/6, thay vì dự kiến trước đó vào ngày 9-10/6.
Sự kết hợp giữa việc cắt giảm sản lượng trên thế giới và sự lạc quan về triển vọng tiêu thụ năng lượng đã giúp thúc đẩy giá dầu thô từ mức đáy, khi các quốc gia triển khai các biện pháp phong tỏa xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Dự trữ dầu tại trung tâm Cushing, Oklahoma (Mỹ) đã giảm 54,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 29/5.
Tuy nhiên, nhà đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến liên quan căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bloomberg News ngày 1/6 đưa tin Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty quốc doanh của nước này tạm ngừng nhập khẩu đậu nành và thịt lợn của Mỹ.
Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố sẽ loại bỏ một số chính sách ưu đãi riêng đối với khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) nhằm đáp trả việc Bắc Kinh thông qua luật an ninh đối với đặc khu hành chính này, qua đó làm gia tăng nguy cơ leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này có thể tạo thêm áp lực lên giá dầu.
Thêm vào đó, mối quan tâm về triển vọng kinh tế và sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu cũng đè nặng lên giá dầu trong phiên này./.
Giá dầu Mỹ tăng nhẹ trong phiên 19/5
Trong phiên giao dịch ngày 19/5, giá dầu Mỹ tăng nhẹ khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ ủng hộ việc mở rộng các biện pháp nhất định nhằm thúc đẩy nền kinh tế, trong khi giá dầu Brent lại đi xuống trước những lo ngại rằng các mức cắt giảm sản lượng có thể vẫn chưa đủ.
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở New York, Mỹ ngày 20/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Khép lại phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Sáu, hết hạn trong ngày 19/5, tăng 68 xu Mỹ, hay 2,1% lên 32,50 USD/thùng, còn hợp đồng giao tháng Bảy, với khối lượng giao dịch cao hơn nhiều, tăng 31 xu Mỹ lên 31,96 USD/thùng.
Một tháng trước, hợp đồng giao tháng Sáu rơi xuống vùng âm ngay trước khi hết hạn, nhưng diễn biến trong phiên này khả quan hơn nhiều khi giá dầu trong hợp đồng kỳ hạn này vẫn tăng lên.
Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 16 xu Mỹ, hay 0,5% và khép phiên ở mức 34,65 USD/thùng.
Thị trường dầu đã yếu đi trước đó trong phiên này, sau khi ông Mnuchin và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa trong một cuộc điều trần tại Thượng viện. Nhưng sau đó giá "vàng đen" đã được hỗ trợ sau khi ông Mnuchin cho biết ông sẵn sàng xem xét việc mở rộng và điều chỉnh chương trình bảo vệ tiền lương cho các doanh nghiệp nhỏ.
Giá dầu đã khởi sắc trong ba tuần qua khi các bang ở Mỹ đã dần thu hẹp tình trạng phong tỏa và sản lượng dầu toàn cầu cũng giảm xuống. Bên cạnh đó, ông John Kilduff, chuyên gia của công ty Again Capital Management ở New York, cho rằng nếu báo cáo chính thức hàng tuần dự kiến được công bố vào ngày 20/5 (giờ địa phương) cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm xuống, giá dầu sẽ còn được hỗ trợ hơn nữa.
Giá dầu ở châu Á giảm sau hai ngày liên tiếp tăng Gia dâu ơ thi trương châu A đa quay đâu giam trong phiên giao dich sang 6/5 sau hai ngay liên tiêp tăng, trong bôi canh quan hê giưa My va Trung Quôc căng thăng trơ lai đa "lân at" tin hiêu lac quan vê nhu câu tiêu thu khi cac nên kinh tê lơn băt đâu nơi long cac han chê do...