Giá dầu có thể giảm xuống mức nào?
Vài tuần qua, giá dầu đã giảm tới 60% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003 vì cuộc chiến giá giữa Saudi Arabia và Nga.
Trong phiên giao dịch 18/3, giá dầu Brent (Anh) rơi tự do 13% xuống còn 24,88 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Khảo sát của Bloomberg cho thấy giới đầu tư dự báo giá dầu Brent sẽ tiếp tục lao dốc xuống dưới 20 USD/thùng, trong khi dầu WTI (Mỹ) thấp hơn mức đó 3-5 USD/thùng.
Và giá sẽ tiếp tục yếu ớt trong vòng nhiều tuần lễ, thậm chí tới tận cuối năm nay. Các nhà phân tích của Goldman Sachs và Citigroup cũng cho rằng giá dầu sẽ giảm đều trong những tháng tới.
Giá dầu lao dốc do tác động của dịch virus corona chủng mới đối với nền kinh tế toàn cầu và cuộc chiến giành thị phần giữa Saudi Arabia và Nga. Cú lao dốc với tốc độ chóng mặt đe dọa hàng loạt nền kinh tế ở Mỹ Latinh, Trung Đông và cả Mỹ.
Video đang HOT
Giá dầu rơi tự do sau hơn một thập kỉ duy trì ở mức cao. Ảnh: Getty.
“Giá dầu sẽ dễ dàng sụt xuống dưới mức 20 USD/thùng vào giữa tháng 4″, Bloomberg dẫn lời ông R. Ramachandran, Giám đốc Công ty lọc dầu Ấn Độ Bharat Chemicals Corp, dự báo.
Nhiều chuyên gia cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm đến mức các nhà sản xuất bị lỗ nặng và buộc phải cắt giảm sản lượng khai thác. Các nhà phân tích Goldman Sachs đánh giá giá dầu Brent sẽ dao động ở ngưỡng 20 USD/thùng trong quý II.
Trong khi đó, nhóm chuyên gia Citigroup nhận định dầu Brent sẽ giảm xuống 17 USD/thùng trong quý II. Với kịch bản tồi tệ nhất, giá dầu có thể rơi tự do xuống 5 USD/thùng.
Energy Aspects dự báo giá dầu Brent có thể lao dốc tạm thời xuống 10 USD/thùng trong tháng 4, nhưng giá trung bình cả năm sẽ duy trì ở mức 20 USD/thùng.
Theo Zing.vn
Giá dầu châu Á đảo chiều đi lên trong phiên 19/3 sau 3 phiên giảm mạnh
Trong phiên giao dịch chiều 19/3, giá dầu châu Á đảo chiều đi lên sau 3 phiên giảm mạnh liên tiếp, giữa lúc các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động từ các biện pháp kích thích và dịch COVID-19.
Một cơ sở khai thác dầu tại Cotulla, Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều 19/3, giá dầu châu Á đảo chiều đi lên sau 3 phiên giảm mạnh liên tiếp, giữa lúc các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động từ những biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương và dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang ảnh hưởng xấu đến nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Tại thị trường Tokyo của Nhật Bản vào lúc 14 giờ 30 phút (giờ Việt Nam), giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao kỳ hạn tăng 2,11 USD (10,4%), lên 22,48 USD/thùng, sau khi có lúc tăng gần 20% trước đó trong cùng phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,06 USD (hay 4,3%), lên 25,94 USD/thùng sau khi tăng lên mức cao 27,19 USD/thùng trong đầu phiên.
Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư nhận định giá dầu tăng chỉ là tạm thời bởi thị trường không chỉ sốc về nhu cầu năng lượng sụt giảm, mà còn do nguồn cung gia tăng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh, do Nga dẫn đầu, không đạt được sự đồng thuận về vấn đề cắt giảm sản lượng. Saudi Arabia - nước khởi động cuộc chiến giá dầu với Nga, khiến giá dầu giảm gần một nửa-có kế hoạch tiếp tục khai thác mức kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới.
Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tác động của dịch COVID-19, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã khởi động kế hoạch mua trái phiếu khẩn cấp với tổng trị giá 750 tỷ euro ( 820 tỷ USD) sau một cuộc họp đột xuất ngày 18/3.
Giữa bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trên toàn cầu, giới phân tích nhận định nền kinh tế thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái./.
Theo TTXVN/Vietnam
Giá dầu thế giới, giá đô la Úc thấp nhất 18 năm Theo Business Insider, giá dầu thế giới lao dốc mạnh khi giảm 26% và xuống mức thấp nhất trong 18 năm. Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 26% xuống 20,06 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 20/2/2002. Giá dầu Brent Biển Bắc hạ 14% xuống 24,52 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003. Giá dầu giảm mạnh...