Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong phiên sáng 28/4
Giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục đi xuống vào đầu phiên sáng 28/4 sau khi giảm mạnh trong phiên giao dịch 27/4, giữa bối cảnh những quan ngại về công suất các kho chứa dầu trên thế giới “lấn át” các nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu chủ chốt.
Một cơ sở lọc dầu của Công ty dầu khí Shell ở đảo Bukom, ngoài khơi Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã giảm khoảng 6% xuống còn 11,97 USD/thùng vào đầu phiên sáng 28/4, sau khi giảm khoảng 25% trong ngày 27/4. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm gần 1,5% xuống còn 19,65 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm trong những tuần gần đây khi nhu cầu dầu giảm sút do các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằmngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Video đang HOT
Tuần trước, giá dầu WTI giao kỳ hạn giảm xuống dưới 0 USD/thùng lần đầu tiên trong lịch sử. Mặc dù giá dầu WTI sau đó đã hồi phục phần nào song vẫn ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Mối quan ngại chính đối với các nhà giao dịch là công suất lưu trữ dầu hạn chế hiện nay, nhất là ở Mỹ, không thể giúp giải quyết lượng dầu đang dư thừa quá nhiều trên toàn cầu.
Những quan ngại về công suất chứa dầu đã “lấn át” những dấu hiệu cho thấy một số nước sản xuất dầu đã bắt đầu cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận sản lượng gần 10 triệu thùng dầu/ngày kể từ đầu tháng 5/2020 được các nhà sản xuất chủ chốt nhất trí nhằm vực dầy giá “vàng đen”.
Trưởng chiến lược gia thị trường Stephen Innes của AxiCorp cho biết, thỏa thuận cắt giảm sản lượng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hồi phục của thị trường dầu trong nửa cuối năm 2020, song không thể bù đắp cho nhu cầu sụt giảm mạnh trong giai đoạn từ tháng 3-6/2020 khi các nền kinh tế phát triển vẫn áp dụng lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Anh Quân
Giá dầu và giá vàng châu Á đồng loạt giảm trong phiên sáng 23/3
Giá dầu và giá vàng tại thị trường châu Á đều đồng loạt giảm trong phiên sáng 23/3, do các nhà đầu tư buộc phải tìm cách ứng phó với những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: The Economic Time)
Giá vàng tại thị trường châu Á giảm vào đầu phiên sáng 23/3 khi các nhà đầu tư bán ra chốt lời bất chấp cho dù các ngân hàng trung ương trên thế giới triển khai nhiều biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế để ứng phó các tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Vào lúc 8 giờ 1 phút ngày 23/3 (giờ Việt Nam), giá vàng tại thị trường châu Á đã giảm 0,7% xuống còn 1.487,83 USD/ounce. Trước đó, giá vàng đã tăng 3,1% trong ngày 20/3 sau khi một loạt ngân hàng trung ương trên thế giới thông báo triển khai các biện pháp tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ kinh tế trong nước. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ tăng 1% lên 1.499,50 USD/ounce.
Các thị trường châu Á hiện đang đứng trước một tuần biến động mạnh nữa khi ngày càng nhiều nước và vùng lãnh thổ thực hiện lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Theo một quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tác động của dịch COVID-19 sẽ "rất nghiêm trọng" song nền kinh tế thế giới có thể ứng phó được cuộc khủng hoảng này nhờ giai đoạn tăng trưởng kéo dài trước đó và tỷ lệ việc làm tạo ra hiện ở mức cao.
Trong khi đó, giá dầu tại thị trường châu Á đã giảm vào đầu ngày giao dịch 23/3 sau khi Thượng viện Mỹ không thông qua gói cứu trợ nghìn tỷ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trước các tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
[Cuộc chiến giá dầu - Khởi đầu của một trật tự thế giới dầu mỏ mới?]
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,5% xuống 22 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 4,9% xuống còn 25 USD/thùng.
Trong những tuần gần đây, giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm khi lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại được áp dụng ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới giá dầu. Trong khi đó, hai nước sản xuất hàng đầu thế giới là Saudi Arabia và Nga rơi vào một cuộc chiến về giá.
Trước đó, Thượng viện Mỹ ngày 22/3 (giờ địa phương) đã không thông qua gói cứu trợ nghìn tỷ USD đễ hỗ trợ nền kinh tế trong nước khi không nhận được sự ủng hộ của các thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ./.
Giá dầu thế giới giảm do dự trữ dầu thô của Mỹ tăng Giá dầu thế giới giảm vào cuối phiên giao dịch 4/3 sau khi số liệu cho thấy dự trữ dầu hàng tuần của Mỹ tăng Một giàn khoan dầu ở Mỹ. Ảnh: Reuters/TTXVN Chốt phiên giao dịch này giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 4/2020 đã giảm 0,4 USD xuống 46,78 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá...