Giá dầu châu Á tăng khoảng 4%
Giá dầu tăng khoảng 4% trong phiên ngày 24/3 tại thị trường châu Á nhờ hy vọng rằng Mỹ sẽ sớm đạt được thoả thuận về gói cứu trợ khổng lồ để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, qua đó giúp hỗ trợ nhu cầu dầu.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, lúc 14 giờ 32 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent giao tháng 5/2020 tăng 1,05 USD (3,9%) lên 28,8 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,2 USD (5,1%) lên 24,56 USD/thùng.
Ngày 23/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tung ra một loạt chương trình đặc biệt để hỗ trợ nền kinh tế “đứng vững” trước những hạn chế về thương mại mà các nhà khoa học cho là cần thiết để làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19.
Trong khi gói kích thích kinh tế trị giá hơn 1.000 tỷ USD đang gặp khó tại Thượng viện Mỹ hôm 23/3, khi các nhà lập pháp cố gắng đạt được các điều khoản, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ sự tin tưởng rằng các bên sẽ sớm đạt được thỏa thuận.
Video đang HOT
Nếu được thông qua, gói kích thích trên dự kiến sẽ đẩy giá đồng USD xuống thấp hơn vì nó sẽ làm tăng nguồn cung tiền mặt. Chỉ số đồng USD, thước đo đánh giá đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chính, đã giảm 0,5% trong ngày 24/3. Đồng USD yếu đi sẽ giúp thúc đẩy giá dầu vì giá dầu được định giá bằng đồng USD.
Ngoài ra, triển vọng nhu cầu dầu nói chung vẫn thấp nếu hạn chế đi lại vẫn còn hiệu lực và các chính phủ giảm bớt các hoạt động thương mại để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Minh Hằng
Giá dầu châu Á đảo chiều đi lên trong phiên 19/3 sau 3 phiên giảm mạnh
Trong phiên giao dịch chiều 19/3, giá dầu châu Á đảo chiều đi lên sau 3 phiên giảm mạnh liên tiếp, giữa lúc các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động từ các biện pháp kích thích và dịch COVID-19.
Một cơ sở khai thác dầu tại Cotulla, Texas, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều 19/3, giá dầu châu Á đảo chiều đi lên sau 3 phiên giảm mạnh liên tiếp, giữa lúc các nhà đầu tư cố gắng đánh giá tác động từ những biện pháp kích thích của các ngân hàng trung ương và dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang ảnh hưởng xấu đến nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Tại thị trường Tokyo của Nhật Bản vào lúc 14 giờ 30 phút (giờ Việt Nam), giá dầu ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giao kỳ hạn tăng 2,11 USD (10,4%), lên 22,48 USD/thùng, sau khi có lúc tăng gần 20% trước đó trong cùng phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,06 USD (hay 4,3%), lên 25,94 USD/thùng sau khi tăng lên mức cao 27,19 USD/thùng trong đầu phiên.
Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư nhận định giá dầu tăng chỉ là tạm thời bởi thị trường không chỉ sốc về nhu cầu năng lượng sụt giảm, mà còn do nguồn cung gia tăng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh, do Nga dẫn đầu, không đạt được sự đồng thuận về vấn đề cắt giảm sản lượng. Saudi Arabia - nước khởi động cuộc chiến giá dầu với Nga, khiến giá dầu giảm gần một nửa-có kế hoạch tiếp tục khai thác mức kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày trong vài tháng tới.
Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại kinh tế do tác động của dịch COVID-19, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã khởi động kế hoạch mua trái phiếu khẩn cấp với tổng trị giá 750 tỷ euro ( 820 tỷ USD) sau một cuộc họp đột xuất ngày 18/3.
Giữa bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trên toàn cầu, giới phân tích nhận định nền kinh tế thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái./.
Theo TTXVN/Vietnam
Bitcoin mất gần 50% giá trị trong 2 ngày, cú tắm máu lịch sử Bitcoin tiếp tục bổ sung thêm một minh chứng nữa cho việc không có tài sản nào được goi là hầm trú ẩn trong bối cảnh thị trường toàn cầu hiện nay. Đồng tiền số có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới tiếp tục bốc hôi ở châu Á trong phiên giao dịch ngày 13/3, nối dài cú tắm máu của...