Giá dầu châu Á phiên 27/7 biến động nhẹ
Trong phiên giao dịch ngày 27/7, giá dầu tại thị trường châu Á ổn định, khi giới đầu tư dự đoán nguồn cung thắt chặt và tỷ lệ tiêm chủng tăng sẽ góp phần lấn át tác động từ số ca mắc COVID-19 gia tăng trên toàn cầu đối với nhu cầu năng lượng.
Công nhân làm việc tại một cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: IRNA/TTXVN
Vào lúc 15 giờ 19 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc nhích thêm 1 xu Mỹ lên 74,51 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 8 xu Mỹ, hay 0,1%, xuống 71,83 USD/thùng.
Dầu vững giá trong phiên này kể cả khi Mỹ ban hành cảnh báo đi lại đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do số ca mắc COVID-19 gia tăng tại các nước này. Một quan chức của Nhà Trắng cho biết các lệnh hạn chế đi lại có quy mô áp dụng rộng hơn sẽ không được dỡ bỏ do ảnh hưởng của biến thể Delta và số ca mắc COVID-19 trong nước đang gia tăng.
Video đang HOT
Các chuyên gia của ngân hàng đầu tư UBS (Thụy Sỹ) dự đoán thị trường dầu sẽ thắt chặt vào mùa hè, khi tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu có khả năng vượt tốc độ tăng nguồn cung.
Trong một dấu hiệu khả quan đối với nhu cầu nhiên liệu, ngày 26/7, Anh đã ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 mới thấp nhất kể từ ngày 4/7, cho thấy đợt lây nhiễm gần đây tại nước này đã qua đỉnh.
Thị trường dầu toàn cầu được dự đoán sẽ vẫn thiếu cung, dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC , đã quyết đinh gia tăng sản lượng đến hết năm nay.
Giới đầu tư đang đón đợi số liệu về lượng dầu dự trữ của Mỹ từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) trong ngày 27/7 và từ Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) vào ngày 28/7 để tìm kiếm dấu hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng của Mỹ đang gia tăng.
Giá dầu Brent vẫn ở mức trên 75 USD/thùng
Giá dầu gần như không đổi trong phiên giao dịch sáng 12/7 tại châu Á, khi sự bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa các nước sản xuất dầu chủ chốt về việc tăng sản lượng trong những tháng tới đã khiến nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt, qua đó lấn át những lo ngại về tác động của đại dịch đến nền kinh tế toàn cầu.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Giá dầu Brent giao tháng 9 giảm 4 xu Mỹ, xuống 75,51 USD/thùng vào lúc 7 giờ 32 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giao tháng 8 tăng 1 xu Mỹ, lên 74,57 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong phiên 6/7, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh không đạt thỏa thuận tăng sản lượng từ tháng 8, do sự phản đối của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Các nhà phân tích tại ANZ cho rằng việc tiếp tục cắt giảm sản lượng ở mức như hiện nay sẽ khiến thị trường bị thắt chặt hơn giữa lúc nhu cầu mạnh.
Giá dầu WTI trong tuần trước tăng tuần thứ sáu sau khi báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy dự trữ xăng và dầu thô của nước này giảm, trong khi nhu cầu với xăng cao nhất kể từ năm 2019.
Trong khi đó, các bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới cuối tuần qua cảnh báo sự lây lan các biến chủng của virus SARS-CoV-2 và sự tiếp cận không đồng đều đối với vaccine đã đe dọa đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Khai mạc hội nghị bộ trưởng OPEC+ Ngày 1/7, các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) đã khai mạc hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng nhằm thảo luận về chính sách dầu mỏ. Một cơ sở khai thác dầu tại thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh: AFP/TTXVN Các nguồn tin cho biết, OPEC sẽ quyết định chính sách dầu...