Giá dầu châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ
Trong phiên giao dịch chiều 20/4, giá dầu tại thị trường châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua, giữa lúc giới giao dịch ngày càng lo ngại các kho tích trữ dầu đang đạt đến giới hạn, trong khi những dấu hiệu cho thấy dịch COVD-19 có thể đã đạt đỉnh ở Mỹ và châu Âu đã không thể giúp các thị trường chứng khoán châu Á kéo dài đà tăng của mấy phiên trước.
Một trạm xăng ở Rzeszow, Ba Lan, ngày 23/3/2020. Ảnh: PAP/TTXVN
Chốt phiên này, tại thị trường Hong Kong (Trung Quốc), giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đã giảm khoảng 20%, xuống dưới 14,50 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 1999, do các kho dự trữ tiếp tục đầy lên khi dịch COVID-19 đã làm nhu cầu nhiên liệu giảm mạnh.
Nhà phân tích Sukrit Vijayakar, thuộc hãng tư vấn Trifecta Consultants, cho rằng giá dầu WTI đã bị ảnh hưởng khi các cơ sở tích trữ dầu của Mỹ tại Cushing, thuộc tiểu bang Oklahoma đang đầy lên, trong khi các nhà máy tinh lọc đã giảm hoạt động đáng kể.
Video đang HOT
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết lượng dầu thô dự trữ của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng 19,25 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/4, và điều này càng làm gia tăng những quan ngại về tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Vân Anh
Đầu tuần, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giảm xuống dưới 15 USD mỗi thùng
Các thị trường dầu mỏ đã sụt giảm trong những tuần gần đây khi nhiều nước áp dụng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 về nhu cầu hàng hóa đối với hàng hóa.
Cơ sở khí tự nhiên hóa lỏng của Tập đoàn Gazprom, Nga ở Bắc Cực. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) thị trường châu Á trong phiên sáng 20/4 có lúc đã giảm xuống dưới 15 USD/thùng, mức thấp nhất trong hơn hai thập niên qua trước những quan ngại về cú sốc nhu cầu dầu do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và tình trạng thiếu công suất dự trữ dầu đã "lấn át" thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà các nước sản xuất dầu đạt được gần đây.
Cụ thể, giá dầu WTI tại thị trường châu Á vào đầu phiên sáng 20/4 đã giảm hơn 19% xuống còn 14,73 USD/thùng trước khi tăng lên 15,78 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 4,1% xuống 26,93 USD/thùng, trước khi tăng lên 28,11 USD/thùng.
Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi Saudi Arabia khởi động cuộc chiến giá dầu với Nga sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và những quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , không thống nhất về thỏa thuận tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Mặc dù OPEC sau đó đã đạt được thỏa thuận trên song giá dầu tiếp tục giảm mạnh và các nhà phân tích cho rằng việc cắt giảm sản lượng sẽ không đủ để bù đắp cho nhu cầu "vàng đen" giảm mạnh do dịch COVID-19 gây ra.
Giá dầu WTI chịu nhiều ảnh hưởng khi bước vào phiên giao dịch sáng 20/4 và các nhà phân tích cho hay hiện có những lo ngại về công suất của các kho chứa dầu chính ở Mỹ.
Ông Michael McCarthy, chiến lược gia trưởng thị trường của CMC Market, cho biết giá dầu WTI giảm cho thấy tình hình dư thừa dầu ở kho chứa tại Cushing, Oklahoma (Mỹ).
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết lượng dầu thô dự trữ của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng 19,25 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 10/4, càng làm tăng những quan ngại về tình trạng dư cung cầu trên thị trường dầu thế giới./.
Anh Quân
Giá dầu tại thị trường châu Á tăng, lên mức gần 28 USD mỗi thùng Vào lúc 13 giờ 43 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,9% lên 27,94 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,7% lên 20,01 USD/thùng. Một cơ sở lọc dầu ở Shuaiba, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN) Giá dầu châu Á quay đầu đi lên trong phiên 16/4, giữa bối cảnh giới đầu tư hy vọng dự trữ dầu của...