Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 6/4
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm trong phiên chiều 6/4, sau khi Saudi Arabia và Nga hoãn cuộc họp thảo luận về vấn đề cắt giảm sản lượng nhằm giúp giảm bớt tình trạng dư cung toàn cầu, giữa lúc nhu cầu sụt giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19.
Cơ sở khai thác khí đốt South Pars ở cảng Assaluyeh, miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thị trường châu Á, giá dầu Brent giảm 24 xu Mỹ (0,7%) xuống 33,87 USD/thùng vào lúc 13 giờ 39 phút chiều (giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 41 xu Mỹ (1,5%) xuống 27,93 USD/thùng.
Giới phân tích hoài nghi về khả năng Nga và Saudi Arabia sẽ nhanh chóng đạt được một giải pháp để chấm dứt bất đồng về vấn đề sản lượng và sự quan ngại càng tăng khi cuộc họp của OPEC bị hoãn sang ngày 9/4. Nhà chiến lược gia trưởng Stephen Innes của AxiCorp cho rằng các thương nhân vẫn lo ngại về khả năng Nga và Saudi Arabia khó có thể sớm đạt được thỏa thuận giải quyết bất đồng về việc cắt giảm sản lượng.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, dự trữ dầu vẫn sẽ tăng 15 triệu thùng/ngày trong quý II/2020, ngay cả khi sản lượng giảm 10 triệu thùng/ngày.
Vân Anh
Video đang HOT
OPEC hoãn họp cắt giảm sản lượng, giá dầu châu Á giảm phiên sáng 6/4
Giới phân tích nghi ngại về khả năng Nga và Saudi Arabia sẽ nhanh chóng kết thúc cuộc chiến giá dầu và sự quan ngại càng tăng khi cuộc họp của OPEC bị hoãn sang ngày 9/4.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm trong phiên sáng 6/4 sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , quyết định hoãn cuộc họp về cắt giảm sản lượng dầu sang ngày 9/4.
Động thái này đã làm giảm những hy vọng về sự hành động nhanh chóng nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng thế giới đang "lao đao" trước ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 5,7% xuống còn 26,72 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 4,3% xuống còn 32,64 USD/thùng.
Trong thời gian gần đây, giá dầu đã giảm xuống các mức thấp kỷ lục trong nhiều năm do tác động của dịch COVID-19 và "cuộc chiến giá dầu" giữa hai nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Saudi Arabia và Nga.
Trong khi đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, các doanh nghiệp ngừng hoạt động đã ảnh hưởng bất lợi tới nhu cầu dầu toàn cầu.
Giá dầu đã hồi phục từ mức thấp nhất 18 năm qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Saudi Arabia và Nga sẽ tìm được "tiếng nói chung" về vấn đề cắt giảm sản lượng dầu và dự kiến hai nước này có thể cắt giảm mạnh sản lượng dầu trong nước "lên tới 10 triệu thùng/ngày."
Tuy vậy, giới phân tích nghi ngại về khả năng hai nước sẽ nhanh chóng đạt được một giải pháp để kết thúc bất đồng trên và sự quan ngại càng tăng khi cuộc họp của OPEC bị hoãn sang ngày 9/4.
Nhà chiến lược gia trưởng Stephen Innes của AxiCorp cho rằng các thương nhân vẫn quan ngại về khả năng Nga và Saudi Arabia có thể sớm đạt được thỏa thuận giải quyết bất đồng về cắt giảm sản lượng./.
Anh Quân
Giá vàng, giá dầu và chứng khoán châu Á đều đi xuống trong phiên 3/4 Trong phiên giao dịch chiều 3/4 tại thị trường châu Á, giá dầu giảm sau khi khi nhận mức tăng lớn nhất trong một ngày, giá vàng sụt giảm do đồng USD mạnh lên, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống. Vàng miếng được trưng bày tại một sàn giao dịch ở Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN) Giá dầu châu Á đảo...