Giá dầu châu Á biến động nhẹ phiên chiều 22/9
Trong phiên giao dịch chiều 22/9, giá dầu thế giới chỉ biến động nhẹ sau khi giảm mạnh trong phiên trước.
Giá dầu châu Á biến động nhẹ phiên chiều 22/9. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Song, thị trường vẫn lo ngại về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trước sự gia tăng các ca lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu.
Vào lúc 13 giờ 37 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 3 xu Mỹ (0,1%) xuống 41,41 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng Mười (hợp đồng này hết hạn ngày 22/9) giảm 4 xu Mỹ (0,1%) xuống 39,27 USD/thùng, còn giá dầu giao tháng Mười Một giảm 3 xu Mỹ (0,1%) xuống 39,51 USD/thùng.
Vandana Hari, nhà phân tích năng lượng tại Vanda Insights có trụ sở tại Singapore, nhận định tuần này, thị trường đang xem xét sự đình trệ trong đà phục hồi của kinh tế châu Âu khi một số quốc gia trong khu vực áp đặt các chính sách hạn chế mới để ngăn chặn sự gia tăng của các ca lây nhiễm COVID-19.
Thêm vào đó, thị trường cũng đang lo lắng về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu ở những quốc gia như Anh, nơi những hạn chế mới đang được áp dụng. Lachlan Shaw, Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Ngân hàng Quốc gia Australia, nhận định khi dịch bệnh bùng phát trở lại, các chính phủ áp đặt chính sách hạn chế và các cá nhân và doanh nghiệp bắt đầu rút lui. Tất cả đều là những nhân tố tiêu cực đối với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ./.
Giá dầu châu Á giảm mạnh trong phiên chiều 17/9 do lo ngại nhu cầu yếu
Tại thị trường châu Á, giá dầu Brent giảm 67 xu Mỹ (tương đương 1,6%) xuống 41,55 USD/thùng trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 70 xu Mỹ (1,7%) xuống 39,46 USD/thùng.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong phiên giao dịch chiều 17/9, giá dầu châu Á giảm sau khi tăng mạnh hai phiên trước đó, giữa lúc các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu nhiên liệu yếu lại xuất hiện và các nhà sản xuất dầu mỏ tại Vịnh Mexico chuẩn bị nối lại hoạt động khai thác sau cơn bão Sally.
Tại thị trường châu Á, giá dầu Brent giảm 67 xu Mỹ (tương đương 1,6%) xuống 41,55 USD/thùng vào lúc 13 giờ 28 phút ngày 17/9 (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 70 xu Mỹ (1,7%) xuống 39,46 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đều tăng hơn 4% trong phiên 16/9.
Chuyên gia thị trường dầu mỏ Vandana Hari thuộc Vanda Insights cho hay nhiều nhà đầu tư tiến hành bán chốt lời trong phiên sáng nay, bởi họ tin rằng giá dầu thô trên thị trường có xu hướng xuống thấp hơn nữa trong nửa cuối năm nay và đặc biệt họ không tiến hành mua vào để đẩy giá dầu tăng mạnh phiên trước đó.
Ngoài ra, giá dầu thô còn bị kéo xuống thấp hơn bởi dự trữ các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ của Mỹ, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng cao hơn dự kiến, điều làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ nhiên liệu hàng đầu.
Mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thông báo dự trữ sản phẩm chưng cất dầ u mỏ của Mỹ trong tuần qua tăng 3,5 triệu thùng, trong khi nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, xuống 2,81 triệu thùng/ngày.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Dầu mỏ các quốc gia thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh (còn gọi là OPEC ) sẽ có cuộc họp trực tuyến để thảo luận về nguồn cung dầu trong ngày 17/9. Giới phân tích dự đoán khó có khả năng các nước đưa ra đề xuất cắt giảm sản lượng dầu hơn nữa./.
Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 7/9 Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 7/9, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng Bảy, giữa lúc Saudi Arabia giảm giá dầu bán cho châu Á ở mức mạnh nhất trong 5 tháng qua và sự lạc quan về đà phục hồi nhu cầu giảm bớt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bơm xăng cho phương tiện tại...