Giá dầu Brent nhảy vọt lên đỉnh 6 tuần sau cam kết của tân Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi
Giá dầu tăng mạnh trong phiên 10/9 sau khi tân Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, xác nhận ông sẽ tiếp tục duy trì chính sách cắt giảm sản lượng.
Giá “vàng đen” leo dốc trong phiên này nhờ giới đầu tư lạc quan rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh, dẫn đầu là Nga – còn được gọi là Nhóm OPEC , có thể đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu mỏ.
Trước đó, hôm 8/9, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả quốc Thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei nói rằng OPEC “ cam kết” sẽ nỗ lực tái cân bằng thị trường năng lượng.
Ủy ban Giám sát chung cấp bộ trưởng (JMMC), có nhiệm vụ giám sát thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC , sẽ nhóm họp vào ngày 12/9 tại Abu Dhabi (UAE) để đánh giá tình hình thị trường dầu.
Giá dầu tăng chạm mức cao nhất gần 6 tuần trong phiên 10/9.
Cụ thể, giá dầu Brent nhích 50 xu Mỹ, tương đương 0,80% lên mức 63,09 USD/thùng, trong khi đó giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng tăng 48 xu Mỹ, khoảng 0,83%, lên mức 58,33 USD/thùng.
Video đang HOT
Theo đó, trong phiên giao dịch ngày 10/9, giá dầu Brent đạt mức cao nhất kể từ ngày 1/8, trong khi dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng chạm đỉnh tính từ ngày 31/7 sau khi tân Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ả Rập Saudi phát tín hiệu sẽ tiếp tục hạn chế sản lượng khai thác dầu.
Ngày 8/9, nhà vua Salman của Ả Rập Saudi đã bổ nhiệm một trong những người con trai của ông là hoàng tử Abdulaziz bin Salman vào ghế Bộ trưởng Bộ Năng lượng, thay thế ông Khalid al-Falih – người giữ cương vị này từ năm 2016.
Phát biểu hôm 9/9, ông Abdulaziz nói rằng khung chính sách về dầu lửa của Ả Rập Saudi sẽ không thay đổi và thỏa thuận hạn chế sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày mà nhóm OPEC đang thực thi sẽ tiếp tục “với ý chí của tất cả” các nước tham gia.
Từ đầu năm đến nay, OPEC đã giảm sản lượng khai thác dầu 1,2 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá dầu.
Việc ông Abdulaziz trở thành quan chức dầu lửa cấp cao nhất của Ả Rập Saudi “là một nhân tố có lợi cho giá dầu”, nhà phân tích Phil Flynn thuộc Price Futures Group nhận xét trên trang MarketWatch. “Ông Abdulaziz được biết đến là một người thiên về chủ trương cắt giảm sản lượng. Ông ấy luôn tích cực trong việc đưa ra các thỏa thuận hạn chế sản lượng dầu”.
Thị trường “vàng đen” thế giới đang trên đà chứng kiến đợt tăng giá dài nhất kể từ cuối tháng 7, song những “cơn gió ngược” vẫn còn do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2019 xuống 1 triệu thùng dầu/ngày, giảm 100.000 thùng dầu mỗi ngày, đồng thời ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm 2020 không thay đổi giữ ở mức 1,4 triệu thùng dầu/ngày.
Giới phân tích vẫn cho rằng giá dầu thế giới sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm trong năm nay do nền kinh tế còn nhiều bấp bênh, thương chiến Mỹ-Trung khó sớm kết thúc, và sản lượng dầu của Mỹ ngày càng cao.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng (IEA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu của nước này có thể đạt 13 triệu thùng/ngày trong năm nay và đạt 13,5 triệu thùng/ngày trong năm 2020./.
Theo kinhtedothi.vn
Nỗi lo tăng trưởng kinh tế toàn cầu đẩy giá dầu giảm
Giờ đây mọi sự chú ý trên thị trường đang tâp trung vào cuôc đôi thoại thương mại Mỹ - Trung Quôc trong tuân tới.
Ảnh: MarketWatch
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu giao kỳ hạn giảm, mức giảm được hạn chế nhờ thông tin hỗ trợ từ bão. Thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm 11 triệu thùng không còn tác động nhiều đến thị trường, giới đầu tư chuyển sang quan tâm đến những lo lắng về khả năng nhu cầu năng lượng đi xuống.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố dự trữ dầu thô Mỹ giảm 10,8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 19/9/2019. Hoạt động sản xuất đồng thời thu hẹp về quy mô, giới chuyên gia phân tích viện dẫn đến yếu tố sản xuất bị gián đoạn do bão trên vịnh Mexico vào đầu tháng này.
Trưởng bộ phận phân tích tại Oil Price Information Service, ông Tom Kloza, nhận định: "Nhà đầu tư không mua dầu vì những yếu tố sẽ xảy ra trong quý 3/2019 mà vì nhiều yếu tố trong dài hạn hơn". Theo đó, số liệu về nguồn cung đặc biệt chịu tác động bởi thông tin về cơn bão Barry.
Cùng lúc, những lo lắng về khả năng kinh tế toàn cầu chững lại do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung không khỏi tác động đến nguồn cung.
Đóng cửa phiên ngày thứ Tư, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 9/2019 giảm 89 cent tương đương 1,6% xuống 55,88USD/thùng. Trước đó trong phiên đã có lúc giá dầu tăng lên mức 57,64USD/thùng.
Thị trường London, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 9/2019 giảm 65 cent tương đương 1% xuống 63,18USD/thùng, thấp hơn so với mức cao trong phiên đạt 64,66USD/thùng.
Việc nguồn cung sụt giảm theo EIA đưa tin có nguyên nhân từ các yếu tố gián đoạn sản xuất do bão, giờ đây mọi sự chú ý trên thị trường đang tập trung vào cuộc đối thoại thương mại Mỹ - Trung Quốc trong tuần tới.
Việc dự trữ dầu giảm đúng với kỳ vọng 11 triệu thùng dầu sụt giảm do Viện Xăng dầu Mỹ công bố ngày thứ Ba. Giới chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của S&P Global Platts đã dự báo về mức giảm 4,4 triệu thùng dầu/ngày.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của 2 tháng Trong phiên giao dịch ngày 30/5, giá dầu thế giới giảm gần 4% xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng qua do lượng dầu thô dự trữ tại các kho ở Mỹ giảm ít hơn dự kiến và thị trường lo ngại kinh tế toàn cầu tăng chậm lại do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Giá dầu thế giới giảm...