Giá dầu Brent lên cao nhất năm 2016, vượt 40 USD/thùng
Giá dầu phiên 7/3 tăng hơn 5%h, với giá dầu Brent đạt đỉnh của năm 2016 khi vượt 40 USD/thùng, sau khi Ecuador tuyên bố sẽ tổ chức 1 cuộc họp của các nước sản xuất dầu mỏ châu Mỹ Latin trong bối cảnh OPEC đang nỗ lực hỗ trợ giá dầu.
Chốt phiên, giá dầu Brent giao tháng 5/2016 tăng 2,12 USD, tương ứng 5,5%, lên 40,84 USD/thùng, cao nhất kể từ 4/12/2015. Giá dầu Brent đã tăng 51% kể từ khi chạm đáy 12 năm ở 27,10 USD/thùng hôm 20/1.
Giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 4/2015 tăng 1,98 USD, hay 5,5%, lên 37,90 USD/thùng, cao nhất kể từ 24/12/2015. Hôm 11/2, giá dầu WTI xuống thấp nhất kể từ năm 2003 ở 26,05 USD/thùng.
Lực mua kỹ thuật và đà tăng của giá hàng hóa cũng hỗ trợ giá dầu. Số liệu cho thấy, lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, bang Oklahoma, tăng ít hơn dự đoán cũng là một yếu tố tích cực đối với giá dầu.
Giá dầu đã tăng hơn 50% kể từ khi xuống mức thấp nhất trong 12 năm gần 2 tháng trước. Đà tăng bắt đầu sau khi Nga và một số nước thành viên OPEC nhất trí đóng băng sản lượng ở mức của tháng 1/2016 để hỗ trợ giá dầu.
Video đang HOT
Hôm 7/3, Ngoại trưởng Ecuador Guillauma Long tuyên bố chính phủ nước này sẽ tổ chức phiên họp tại Quinto vào thứ Sáu tuần này với sự tham gia của Venezuela, Colombia, Ecuador và Mexico nhằm thảo luận và “đi đến sự đồng thuận về ngành dầu mỏ, nhất là giá dầu”.
Đà tăng của giá dầu cũng được hỗ trợ nhờ lực mua kỹ thuật khi giá dầu Brent và WTI phá vỡ ngưỡng kháng cự 30-38 USD/thùng.
Ngoài ra, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong tháng 4/2016 sẽ giảm 106.000 thùng/ngày xuống 4,871 triệu thùng/ngày, ghi nhận tháng giảm tháng thứ 6 liên tiếp.
Số liệu của Baker Hughes hôm 4/3 cũng cho thấy số giàn khoan dầu của Mỹ tuần qua giảm 8 giàn xuống 392 giàn, thấp nhất kể từ năm 2009.
Theo_NDH
'Đóng băng' để 'hâm nóng' giá dầu
Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) trên sàn New York giao tháng 4-2016 đã tăng 1,35 USD, lên mức 35,92 USD/thùng. Trong khi đó, tại sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5-2016 cũng tăng 1,65 USD, lên mức 38,72 USD/thùng.
Saudi Arabia là nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC.
Đây là tuần thứ hai liên tiếp thị trường "vàng đen" tăng ở mức "ổn định" sau cú rớt xuống dưới 30 USD/thùng hồi tháng 1 vừa qua, mức thấp nhất trong gần 13 năm gần đây.
Thị trường "vàng đen" tăng giá liên tiếp nhờ sự vững tâm của nhà đầu tư sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy, thị trường việc làm trong tháng 2 tăng trưởng tốt hơn dự đoán, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 4,9% - mức thấp nhất trong 8 năm qua. Giới chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng, thị trường việc làm tăng trưởng tốt có thể giúp thúc đẩy nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới.
Thế nhưng, nguyên nhân chính giúp giá dầu thế giới khởi sắc là giới đầu tư ngày càng lạc quan về thỏa thuận "đóng băng" sản lượng được Qatar, Saudi Arabia, Nga và Venezuela công bố ngày 16-2. Sự liên kết "khai thác" giữa các nước có sản lượng dầu mỏ lớn được dự báo giúp vực dậy thị trường dầu đang khiến nhiều nền kinh tế lao đao.
Theo "thỏa hiệp", Qatar, Saudi Arabia, Nga và Venezuela đồng ý "đóng băng" sản lượng khai thác (như mức khai thác trong tháng 1-2016) với điều kiện các nhà sản xuất còn lại cũng có bước đi tương tự, để giải quyết tình trạng dư thừa dầu mỏ toàn cầu. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng nhằm mang lại niềm tin cho thị trường khi dầu thô lao dốc. Thỏa thuận "đóng băng" sản lượng được đưa ra với lời cảnh báo quan trọng - Iran và Iraq cũng phải ngừng tăng sản lượng khai thác.
Thế nhưng, để các nước cùng thực hiện "đóng băng" là không dễ, bởi Iran tuyên bố sẽ không tham gia vào kế hoạch đầy tham vọng này. Ngược lại, sản lượng dầu thô của quốc gia này dự đoán sẽ tăng - sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ - và dự báo lượng dầu cắt giảm của các nước sản xuất khác sẽ được bù đắp bằng mức tăng sản lượng của Iran.
Vì thế, Saudi Arabia, quốc gia khai thác dầu lớn nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang trở thành tâm điểm sự chú ý của Vùng Vịnh khi để ngỏ khả năng phối hợp với các quốc gia đã thỏa thuận "đóng băng" nhằm ổn định thị trường. Tuy nhiên, từ lâu, Saudi Arabia vẫn giữ lập trường duy trì sản lượng, trừ khi các nước lớn ngoài OPEC cùng hợp tác cùng "đóng băng" sản lượng khai thác dầu thô.
Cùng với những khó khăn trong tìm kiếm tiếng nói chung, các nhà sản xuất OPEC cũng lưỡng lự cắt giảm sản lượng vì lo sợ mất thị phần vào tay các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ khai thác dầu đá phiến đã giúp Mỹ trở thành nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới và sự bùng nổ của dầu đá phiến cũng là nguyên nhân khiến giá dầu lao dốc kể từ mùa hè năm 2014. Giá dầu xuống thấp nhất 13 năm qua đã khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ phải cắt giảm chi phí đầu tư và đóng cửa nhiều giàn khoan. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận OPEC - Nga "đóng băng" sản lượng được thực hiện, lợi thế sẽ nghiêng về các nhà sản xuất dầu của Mỹ.
Giá dầu thô, vừa bước ra khỏi "cơn bão" giảm giá, được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể lên đến 40 USD/thùng cho đến khi diễn ra cuộc họp của OPEC vào tháng 6. Một quan chức Nigeria cho hay, trong tháng 3, các thành viên chủ chốt của OPEC có kế hoạch gặp các nhà sản xuất dầu thô của Nga để tiếp tục bàn thảo về thỏa thuận "đóng băng" hạn ngạch. Nhưng, giới đầu tư vẫn hoài nghi về tác dụng và khả năng hiện thực hóa thỏa thuận "đóng băng". Vì, trên thực tế, thỏa thuận sẽ không thể phát huy "uy lực" nếu thiếu sự tham gia của hai "vựa dầu" Iran và Iraq, chi ít là trong năm 2016.
Theo_Hà Nội Mới
Đà Nẵng chuẩn bị đưa 5 tuyến xe buýt trợ giá vào hoạt động Sở GTVT thành phố Đà Nẵng đang triển khai Đề án mở mới 5 tuyến xe buýt trợ giá, phục vụ hành khách công cộng ở khu vực nội thành Dự kiến, có 60 đầu xe buýt loại 40 chỗ ngồi được đưa vào hoạt động từ 5 giờ đến 21 giờ hằng ngày. Một số đối tượng xe được miễn phí đi...