Giá dầu biến động mạnh, khép lại phiên cuối tuần với đà đi ngang
Yếu tố chủ đạo chi phối thị trường tuần này tiếp tục là diễn biến dịch COVID-19, được cho là có mối liên hệ mật thiết đến sự phục hồi trong nhu cầu năng lượng.
Một giàn khoan dầu trên biển Caspi. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu châu Á tăng, giảm trái chiều, khép lại một tuần giao dịch đầy biến động kết thúc vào ngày 24/7. Yếu tố chủ đạo chi phối thị trường tuần này tiếp tục là diễn biến dịch COVID-19, được cho là có mối liên hệ mật thiết đến sự phục hồi trong nhu cầu năng lượng.
Mở phiên giao dịch đầu tuần 20/7, giá dầu giảm trước sức ép từ triển vọng số ca mắc COVID-19 gia tăng có thể làm ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu năng lượng. Vào lúc 7 giờ 47 phút (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc giảm 10 xu Mỹ (0,2%) xuống 43,04 USD/thùng, sau khi giảm nhẹ trong tuần trước. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm nhẹ 6 xu Mỹ (0,2%) xuống 40,53 USD/thùng, sau khi tăng 4 xu Mỹ trong tuần trước.
Stephen Innes, chiến lược gia về thị trường toàn cầu thuộc Axicorp, cho hay trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mỗi ngày trên thế giới vẫn tăng và các bang đông dân nhất của Mỹ không ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh, đã xuất hiện lo ngại rằng tốc độ phục hồi nhu cầu năng lượng hậu COVID-19 sẽ làm hạn chế đà tăng của giá dầu.
Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hiện đã tăng trở lại từ mức giảm 30% trong tháng 4/2020 sau khi các quốc gia trên thế giới áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, mức độ sử dụng nhiên liệu hiện vẫn dưới các mức trong giai đoạn trước dịch bệnh.
Sang đến phiên chiều, giá dầu Brent giảm 0,8% (36 xu) xuống 42,78 USD/thùng trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,8% (34 xu) xuống 40,25 USD/thùng, ghi nhận vào lúc 13 giờ 53 phút giờ Việt Nam.
Bước sang phiên 21/7, giá dầu đi lên nhờ những thông tin tích cực về hoạt động thử nghiệm vắc-xin phòng dịch COVID-19 và lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đạt nhất trí về gói kích thích kinh tế mới tế trị giá 750 tỷ euro (860 tỷ USD).
Tuy vậy, mức tăng giá này vẫn bị hạn chế một phần vì những quan ngại cho rằng tình trạng phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 lan rộng có thể tác động bất lợi tới sự phục hồi về nhu cầu nhiên liệu.
Vào lúc 14 giờ 43 phút (giờ Việt Nam) tại thị trường châu Á, giá dầu Brent tăng 31 xu Mỹ lên 43,59 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 19 xu Mỹ lên 41 USD/thùng.
Video đang HOT
Phiên giao dịch 22/7 chứng kiến giá dầu đi xuống giữa lúc các số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ tăng hơn dự kiến và số ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh tại Mỹ có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu của nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới này.
Vào lúc 16 giờ 12 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giảm 60 xu Mỹ (1,4%) xuống 43,72 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 70 xu Mỹ (1,7%) xuống còn 41,22 USD/thùng.
Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 7,5 triệu thùng trong tuần trước, trái với dự báo giảm 2,1 triệu thùng của các nhà phân tích. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến sẽ công bố số liệu chính thức vào cuối ngày 22/7 (theo giờ địa phương).
Sang đến phiên 23/7, giá dầu tăng dù đà tăng đã bị hạn chế bởi dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cao, giữa lúc số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh tiếp tục ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu.
Vào lúc 12 giờ 45 phút (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tăng 7 xu Mỹ (hay 0,2%) lên 44,36 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 8 xu Mỹ (0,2%) lên 41,98 USD/thùng.
Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi Washington yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa lãnh sứ quán ở Houston và số liệu kinh tế yếu kém của Nhật Bản – nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ tư thế giới là hai yếu tố tiếp theo chi phối giá dầu trong phiên này.
Khép lại tuần giao dịch đầy biến động, giá dầu đi ngang trong phiên 24/7, giữa bối cảnh sự suy yếu của đồng USD được bù đắp bởi căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung. Chiều cùng ngày, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng nhẹ 1 xu Mỹ, lên 41,08 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc lại hạ 1 xu, xuống 43,30 USSD/thùng.
Các chuyên gia phân tích của PVM cho rằng, giá dầu đã mất đi động lực tăng khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang có xu hướng giảm trở lại. Trong thời gian tới, thị trường dầu mỏ có thể ở trong trạng thái bình ổn để “chờ đợi và quan sát’ những biến động bên ngoài, giữa lúc môi trường bất ổn về kinh tế- xã hội trên toàn cầu có xu hướng gia tăng.
Trung Quốc vừa ra lệnh đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô. Đây là động thái ăn miếng trả miếng mới nhất trong quan hệ giữa hai nước. Bắc Kinh tuyên bố động thái này là “phản ứng cần thiết” đối với Mỹ sau khi nước này yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán tại Houston hồi đầu tuần.
Trong khi đó, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 22 tháng so với rổ tiền tệ chủ chốt. Đồng USD yếu thường thúc đẩy hoạt động mua vào các mặt hàng vốn được định giá bằng đồng tiền này như dầu mỏ.
Triển vọng kinh tế Mỹ đã trở nền u ám hơn trong tháng qua, khi một số bang của nước này đã áp đặt trở lại các lệnh phong tỏa do số ca nhiễm mới tăng mạnh. Trong khi đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng đạt 1,416 triệu người trong tuần trước, cao hơn dự kiến lần đầu tiên trong gần bốn tháng qua, cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bế tắc trước cuộc khủng hoảng COVID-19.
Tại Trung Quốc, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng nhập dầu ở bờ biển phía Đông nước này đang làm tăng thêm chi phí cho các chủ hàng và nhà nhập khẩu, ngay cả khi nhu cầu nhiên liệu chững lại.
Barclays Commodities Research cho biết, giá dầu có thể chứng kiến sự điều chỉnh trong ngắn hạ
n nếu sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu tiếp tục trì trệ, đặc biệt là tại Mỹ. Tuy nhiên, ngân hàng này hạ dự báo mức dư thừa dầu mỏ năm 2020 xuống mức trung bình 2,5 triệu thùng mỗi ngày, từ mức dự báo trước đó là 3,5 triệu thùng/ngày./.
Giá dầu ở châu Á đi lên do nhiều nước bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa
Chuyên gia Stephen Innes nhận định giá dầu mỏ đang "phản ứng tích cực" trong bối cảnh nguồn cung bắt đầu giảm nhanh, nhu cầu dầu cũng đã bắt đầu có dấu hiệu cải thiện.
Một cơ sở lọc dầu của Công ty dầu khí Shell ở đảo Bukom, ngoài khơi Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu ở thị trường châu Á tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch sáng 5/5 nhờ tín hiệu tích cực về nhu cầu tiêu thụ, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn đang từng bước nới lỏng các hạn chế do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các nhà sản xuất bắt đầu cắt giảm sản lượng.
Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng Sáu đã tăng 7,26% lên 21,87 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tháng Bảy cũng tăng 3,86% lên 28,25 USD/thùng.
Chiến lược gia về thị trường toàn cầu của AxiCorp, ông Stephen Innes, cho rằng giá dầu mỏ đang "phản ứng tích cực" trong bối cảnh nguồn cung bắt đầu giảm nhanh, nhu cầu có dấu hiệu cải thiện ngay cả khi các nền kinh tế lớn mới đang thực hiện các bước đi đầu tiên để mở cửa trở lại.
Giá dầu thế giới đã lao dốc trong những tuần gần đây do các quốc gia áp dụng biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu dầu giảm mạnh.
Tháng trước, giá dầu Brent đã giảm gần 60% và chạm ngưỡng thấp nhất trong 21 năm, trong khi giá dầu WTI giao dịch tại thị trường New York, Mỹ ngày 20/4 cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục -37,63 USD/thùng.
Tuy nhiên, tuần trước, giá dầu đã đồng loạt tăng, trong đó giá dầu WTI tăng 25% trong hai ngày liên tiếp khi các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác lớn khác, còn gọi là OPEC , bắt đầu cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục.
Theo thỏa thuận, OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng dầu khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng Năm và Sáu nhằm giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung.
Trong khi đó, các nền kinh tế ở châu Á và châu Âu cũng đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch COVID-19, khiến nhu cầu dầu mỏ tăng trở lại./.
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 6/4 Giá dầu tại thị trường châu Á giảm trong phiên chiều 6/4, sau khi Saudi Arabia và Nga hoãn cuộc họp thảo luận về vấn đề cắt giảm sản lượng nhằm giúp giảm bớt tình trạng dư cung toàn cầu, giữa lúc nhu cầu sụt giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19. Cơ sở khai thác khí đốt South Pars ở...