Giá dầu bật tăng mạnh và nỗi e ngại lạm phát
Việc thị trường dầu duy trì xu hướng đi lên liên tiếp từ đầu tháng 10/2019 đến nay có thể gây ra những lo ngại về việc tạo thêm áp lực lên lạm phát, nhất là trong bối cảnh chính sách nới lỏng tiền tệ đang xuất hiện ở khắp nơi.
Việc thị trường dầu duy trì xu hướng đi lên liên tiếp từ đầu tháng 10/2019 đến nay. Nguồn: internet
Giá dầu WTI của Mỹ đã có ba tuần đi lên liên tiếp từ đầu tháng 12 đến nay, hiện ở vùng 60 USD/thùng, mức cao nhất từ giữa tháng 9 đến nay. Tính từ đầu quý IV/2019 đến nay, giá dầu WTI đã tăng gần 18%, trở thành một trong những kênh đầu tư mang lại suất sinh lợi lớn nhất trong quý cuối năm 2019. Còn nếu so với thời điểm đầu năm nay, giá dầu WTI đang ghi nhận mức tăng trưởng hơn 36%.
Tương tự, giá dầu Brent chuẩn quốc tế đã tăng 10% từ đầu tháng 12 đến nay, leo lên mức cao nhất trong ba tháng qua ở mốc 66 USD/thùng. So với thời điểm đầu tháng 10 cũng đang ghi nhận mức tăng 14%, còn nếu so với đầu năm tăng gần 27%.
Việc Mỹ – Trung có thể ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ngay đầu năm 2020 được xem là chất xúc tác quan trọng, thúc đẩy giá dầu phục hồi mạnh trong những ngày gần đây. Nếu hoạt động giao thương giữa hai nước được cải thiện, tăng trưởng kinh tế có thể hồi phục tốt hơn, dẫn đến nhu cầu sử dụng dầu cao hơn.
Thực tế, những dữ liệu kinh tế Trung Quốc công bố gần đây cho thấy có dấu hiệu cải thiện tích cực. Ngoài ra, nhu cầu dầu trong quý IV cũng thường tăng mạnh khi vào mùa Đông tại các nước phương Tây, việc tiêu thụ dầu cao hơn.
Video đang HOT
Nếu xu hướng tăng của giá dầu tiếp tục được duy trì trong giai đoạn tới, khả năng sẽ gây áp lực lạm phát, không chỉ lên một số nền kinh tế vốn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu này mà còn toàn thế giới khi giá dầu tăng có thể kéo một loạt giá các hàng hóa khác tăng theo. Việc ngân hàng trung ương nhiều nước thời gian qua liên tiếp cắt giảm lãi suất, bơm tiền cũng có thể góp phần tạo nền mầm mống cho thời kỳ lạm phát cao quay trở lại.
Nhìn về tương lai, khá nhiều tổ chức vẫn lạc quan về thị trường dầu mỏ trong năm 2020, khi sự tuân thủ cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ hỗ trợ cho đà tăng giá của vàng đen. Ngân hàng UBS gần đây đã nâng dự báo giá dầu trong năm 2020 từ 55 USD/thùng lên 60 USD/thùng trong quý đầu tiên và từ 58 USD/thùng lên 62 USD/thùng trong quý tiếp theo.
Một số chuyên gia phân tích, thậm chí còn dự báo giá dầu có thể chạm lại đỉnh cũ ở mốc 100 USD/thùng nếu căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang, cũng như nguy cơ khủng hoảng có thể thúc đẩy dòng tiền chạy vào thị trường hàng hóa, điều từng diễn ra trong cuộc khủng hoảng năm 2007 mà sau đó đẩy giá dầu lên tận mốc 147 USD/thùng.
Dù vậy, báo cáo của UBS cũng cho thấy đà tăng có thể bị hạn chế phần nào khi nguồn cung dầu thô toàn cầu có thể vượt qua nhu cầu trong năm 2020, với việc thị trường dầu mỏ dư cung 0,3 triệu thùng/ngày trong năm tới. Còn báo cáo định kỳ hằng tháng từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) mới đây cũng cho thấy, sản lượng dầu thô từ 7 mỏ dầu đá phiến lớn nhất nước Mỹ được dự báo tăng 30.000 thùng/ngày trong tháng 1 lên 9.135 triệu thùng/ngày.
Theo Gia Lê/doanhnhansaigon.vn
Giá xăng dầu hôm nay 31/12
Căng thẳng ở Trung Đông cộng với tâm lý lạc quan của thị trường đã giúp giá xăng dầu hôm nay duy trì ở mức cao nhất trong 3 tháng gần đây.
Theo ghi nhận của Petrotimes, tính đến đầu giờ sáng ngày 31/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2020 đứng ở mức 61,67 USD/thùng, giảm 0,01 USD trong phiên.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2020 đứng ở mức 66,66 USD/thùng, giảm 0,01 USD/thùng trong phiên.
Giá dầu ngày 31/12 tiếp tục trụ vững quanh mức cao nhất 3 tháng gần đây, bất chấp những yếu tố rủi ro, bất ổn trong thương mại toàn cầu, trong bối cảnh căng thẳng Trung Đông gia tăng. Giới đầu tư lo ngại nguồn cung dầu từ khu vực này có thể sẽ bị gián đoạn sau các cuộc không kích của Mỹ ở Syria và Iraq.
Ngoài ra, giá dầu cũng đang được hỗ trợ bởi sự kỳ vọng thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc khi được ký kết sẽ giảm tải áp lực lên bức tranh kinh tế toàn cầu.
Trước đó, thị trường đã ghi nhận nhiều yếu tố rủi ro đối với bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2020. Đó là, trong khi thoả thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được ký kết thì Trung Quốc đã có những chỉ trích gay gắt về một số chính sách của Mỹ thời gian gần đây.
Thứ nữa, sự hồ nghi về việc thực thi bản thoả thuận thương mại giai đoạn 1 và những nội dung sẽ được thương thảo trong giai đoạn 2 ngày càng lớn hơn khi cho đến nay, thị trường vẫn chưa ghi nhận một thông tin chính thức nào, ngoài vấn đề thuế quan.
Rủi ro kinh tế gia tăng còn do các số liệu thống kê mới được công bố cho thấy số đơn đặt hàng mới đối với tư liệu sản xuất của Mỹ hầu như không tăng tháng 11/2019, trong khi đó lượng hàng xuất khẩu lại giảm đi.
Ngoài ra, thông tin kinh tế Canada bất ngờ giảm 0,1% trong tháng 10/2019 cũng phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư.
Lo ngại rui ro kinh tế vì thế vẫn đang đè nặng lên bức tranh kinh tế khiến dòng tiền dịch chuyển dần sang các tài sản đảm bảo, trong đó có vàng, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã bắt đầu đi xuống sau 3 phiên tăng điểm mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá vàng tăng bất chấp việc đồng USD có dấu hiệu phục hồi.
Thứ nữa là việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) vào cuối tháng 1/2020 sẽ ảnh hưởng như thế nào, đến đâu đối với các vấn đề kinh tế vẫn đang bị đặt dấu hỏi.
Bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 cũng là một nhân tố khó lường thúc đẩy giá vàng đi lên.
Hà Lê
Theo petrotimes.vn
Giá xăng dầu hôm nay 27/12 Các quỹ phòng hộ (hedge funds) đầu cơ mạnh vào dầu đã hỗ trợ giá xăng dầu hôm nay tiếp tục xu hướng tăng nhẹ. Theo ghi nhận của Petrotimes, tính đến đầu giờ sáng ngày 27/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2020 đứng ở mức 61,49 USD/thùng, tăng 0,01...